Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế có lợi hay có hại?

Từ xưa đến nay, lá khế sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy được các mẹ truyền tai nhau áp dụng. Trị rôm sảy bằng lá khế được coi là phương pháp nhỏ lành tính, an toàn và đạt được hiệu quả cao với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp áp dụng sai cách khiến bệnh nặng hơn. Vậy tắm lá khế trị rôm sảy như thế nào cho đúng cách?

Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế có lợi hay có hại? Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế có lợi hay có hại?

Công dụng của lá khế trong việc điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

Từ lâu, lá khế đã được lưu truyền trong dân gian là một phương thuốc hữu hiệu trong việc trị rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh. Theo Đông Y, lá khế có tính thanh nhiệt, khí phong, chuyên dùng để chữa trị các triệu chứng phong. Do vậy, khi thấy bé bị rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, các mẹ thường dùng lá khế để tắm cho bé nhằm cải thiện tình trạng này, đồng thời làm giảm cảm giác ngứa ngáy, giúp bé có một làn da mịn màng, sạch sẽ.

vicare.vn-cach-tri-rom-say-cho-be-bang-la-khe-co-loi-hay-co-hai-body-1

Cách trị rôm sảy bằng lá khế

Để trị rôm sảy bằng lá khế, các mẹ có thể làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút cho sạch hết bụi bẩn, côn trùng và các thuốc trừ sâu còn sót lại.
  • Bước 2: Lá khế vừa rửa sạch đem đun cùng với 3 lít nước đến khi nước sôi thì tắt bếp, vớt bỏ lá khế.
  • Bước 3: Rửa sạch chậu tắm của trẻ, tắm sơ qua cho trẻ bằng nước ấm. Sau đó, pha nước lạnh vào nồi nước nấu lá khế vừa đun cho ấm và tắm cho trẻ.
  • Bước 4: Sau khi tắm bằng nước lá khế, mẹ tiếp tục tắm lại cho bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột lá còn sót lại trong quá trình đun trên da của bé.
  • Bước 5: Lau thật khô người và mặc quần áo cho trẻ để tránh nhiễm lạnh.

Mỗi tuần, các mẹ nên tắm cho bé 3 lần bằng nước lá khế, không nên tắm quá nhiều dễ khiến da bé bị xỉn màu do nhựa khế gây ra.

Ngoài ra còn có một cách khác mẹ có thể áp dụng là vò lá khế tươi, đem lọc lấy nước pha với nước nóng, thêm một chút muối để tắm cho bé. Tuy nhiên, cách làm này yêu cầu lá phải rửa thật kỹ để không còn sâu ngứa sót lại.

Trị rôm sảy bằng lá khế có gây hại hay không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh rằng lá khế có tác dụng điều trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Trên thực tế, có rất nhiều bà mẹ đã áp dụng và đạt hiệu quả cao, tình trạng rôm sảy, mẩn đỏ giảm bớt đáng kể. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp gây nguy hại đến sức khỏe của các bé, khiến cho da trẻ xuất hiện nhiều mụn, phát ban hơn. Nguyên nhân thường là do các mẹ áp dụng phương pháp này sai cách, cụ thể:

  • Lá khế thường chứa nhiều bụi bẩn, côn trùng, sâu gây hại,.... Do đó, nếu không được rửa thật sạch sẽ, các thành phần này sẽ gây kích ứng da của bé, thậm chí có thể gây nhiễm trùng. Một số loại lá khế có thể chứa nhiều thuốc trừ sâu, chất hóa học và vi sinh vật độc hại cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
  • Nếu như da của trẻ có nhiều vết thương hở như các vết trầy xước, mụn lở, vết cắt,... thì việc tắm bằng lá khế có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.
  • Một số mẹ sử dụng sai cách khiến cho việc tắm nước lá bị phản tác dụng như: nấu nước quá đặc, không tắm lại nước ấm sau khi tắm lá,... cũng dễ gây kích ứng cho trẻ.
vicare.vn-cach-tri-rom-say-cho-be-bang-la-khe-co-loi-hay-co-hai-body-2

Một số lưu ý khi tắm lá khế cho bé

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế sẽ là một phương pháp vô cùng hiệu quả nếu như các mẹ tuân thủ đúng những lưu ý sau đây:

  • Đảm bảo chọn lá khế không có thuốc trừ sâu hay nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho trẻ. Một số loại vi khuẩn có hại vẫn có thể tồn tại trong nước sôi nên mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại lá khế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kiểm tra thật kỹ trước khi sử dụng.
  • Trong trường hợp da bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị mẩn ngứa, rôm sảy thì mẹ không cần phải tắm lá khế cho bé vì trong lá khế có nhiều nhựa, nếu tắm trong thời gian dài dễ khiến da bé bị xỉn màu.
  • Không nên thêm muối vào nước lá khế khi đun sôi. Việc làm này không những không khiến da bé sạch hơn mà còn khiến cho da sau khi tắm có cảm giác nhớp dính. Mẹ chỉ nên rửa lá bằng nước muối trước khi đun để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Cũng như các loại lá khác, việc tắm bằng lá khế chỉ hiệu quả nếu như chúng phát huy tối đa tác dụng khi thực hiện đúng cách và tùy thuộc vào tình trạng da của bé. Để tránh trường hợp một số bé bị dị ứng với lá khế, mẹ có thể thử trước bằng cách đun thử một cốc nước lá khế nhỏ rồi bôi lên một vùng da trên tay bé và theo dõi 1 thời gian xem da bé có phản ứng gì không. Nếu không có vấn đề gì thì mẹ có thể yên tâm thực hiện.

Xem thêm:

  • Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá khế hiệu quả bất ngờ!
  • Những điều cần biết về bệnh rôm sảy ở trẻ
  • Điều trị rôm sảy cho trẻ vào mùa nắng nóng