Cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi

Rôm sảy là một loại bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi 10 tháng tuổi. Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây cảm giác khó chịu, dấm dứt cho bé. Cùng tìm hiểu cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi như thế nào nhằm chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt.

Cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi Cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi

Rôm sảy là một loại bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi 10 tháng tuổi. Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây cảm giác khó chịu, dấm dứt cho bé. Cùng tìm hiểu cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi như thế nào nhằm chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt.

Rôm sảy là bệnh gì?

Rôm sảy là từ dân gian dùng để nói về tình trạng viêm da, tổn thương da ở trẻ như các sẩn màu đỏ, các mụn nước có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim hoặc lớn hơn một chút. Chúng thường gây ngứa, tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, đôi khi lại rải rác toàn thân.

Rôm sảy hay gặp vào mùa hè, lúc thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện khiến các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, ứ đọng ở lớp dưới da, trong lỗ chân lông khiến trẻ bị rôm sảy.

Vị trí thường xuất hiện rôm sảy ở trẻ 10 tháng tuổi là trán, đầu, cổ, bẹn, nếp gấp của da, ...

Một số loại rôm sảy mà trẻ có thể gặp là:

  • Rôm sảy kết tinh: mức độ nhẹ nhất với những mụn nước nhỏ và trong nổi trên da.
  • Rôm sảy đỏ: những nốt sẩn đỏ nổi trên da gây ngứa, khó chịu, có thể đau rát. Tuyế mồ hôi bị tắc sau đó dẫn đến sừng hóa tuyến mồ hôi.
  • Rôm sảy sâu: tình trạng nặng nhất nhưng hiếm gặp. Lớp bì sâu dưới da bị tổn thương thường do bị rôm sảy kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
vicare.vn-cach-tri-rom-say-cho-be-10-thang-tuoi-body-1

Bé 10 tháng tuổi bị rôm sảy có ảnh hưởng gì không?

Khi trẻ nhỏ mới được 10 tháng tuổi bị rôm sảy, cảm giác ngứa và khó chịu ít nhiều đều ảnh hưởng đến bé như:

  • Con có thể ăn kém hơn, ngủ không ngon và sâu
  • Trẻ quấy khóc, ăn kém dẫn đến sụt cân nhanh chóng
  • Sức đề kháng của bé bị giảm sút, khả năng trẻ mắc một số bệnh cao hơn như tay – chân – miệng, rối loạn tiêu hóa, sốt virus, ...
  • Khi rôm sảy không được xử lý và vệ sinh đúng cách có thể phát triển thành đầu đinh, mụn nhọt.
  • Ngoài ra, một số mẹ chưa tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh của con đã vội mua thuốc bôi, tắm cho trẻ theo kinh nghiệm trị rôm sảy khiến bệnh nặng hơn.

Những cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy đúng cách

Vệ sinh cho bé

  • Khi nhận thấy trẻ bị rôm sảy, điều đầu tiên các mẹ nên làm là làm mát và làm sạch cơ thể bé bằng nước mát vừa phải, đảm bảo về nguồn nước không bị nhiễm khuẩn.
  • Làn da của trẻ khi 10 tháng tuổi dễ bị tổn thương nên khi tắm hãy lựa chọn nước sạch hoặc sữa tắm trị rôm sảy cho bé có độ pH trung bình từ 4,5 – 6,5 là phù hợp.
  • Khi tắm xong phải lau khô ngay cho bé bằng khăn bông thấm nước, mềm mịn.

Thay quần áo cho bé thường xuyên

Để bé yêu không bị bí cũng như kích ứng da, mẹ nên cho bé sử dụng loại quần áo vải cotton 100% thấm mồ hôi, thoáng mát để trẻ dễ chịu hơn.

Tránh gãi hoặc chà xát da

Khi bị rôm sảy, vùng da tại khu vực đó trở nên nhạy cảm hơn, trẻ bị ngứa nên dùng tay cào, gãi xước. Trong trường hợp này mẹ nên chủ động cắt móng tay cho bé.

vicare.vn-cach-tri-rom-say-cho-be-10-thang-tuoi-body-2

Dùng thuốc bôi ngoài da

Khi trẻ 10 tháng tuổi bị rôm sảy, các mẹ có thể dùng một số loại thuốc bôi có chứa thành phần Calamine để bôi lên vùng da bị rôm sảy. Lúc này bé sẽ giảm được sự ngứa ngáy và khó chịu. Trẻ ngứa nhiều có thể uống siro phenergan.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng loại kem bôi có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Các chế phẩm làm dịu mát như hồ nước, Jarish. Nếu không cải thiện có thể bôi chế phẩm Tramsone.

Phụ huynh cần lưu ý về việc dùng thuốc trị rôm sảy cho bé, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dùng lá nấu nước tắm cho bé

Trong các cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi, nhiều mẹ muốn an toàn và hiệu quả nhanh nên sử dụng một số cây lá quen thuộc trong nhà để nấu nước tắm. Dưới đây là một số loại lá hay được sử dụng.

  • Mướp đắng: là loại cây có vị đắng nhưng tính mát nên thích hợp để giải nhiệt cho làn da của bé. Cách trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng là Mỗi lần tắm cho bé, mẹ xay hoặc giã nát 2 quả rồi lọc lấy nước, sau đó pha vào chậu nước tắm cho bé.
  • Lá trà xanh: tính kháng viêm, diệt khuẩn nhờ hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) rất tốt cho bé bị rôm sảy. Mẹ dùng lá trà xanh rửa sạch, vò nát, trộn chúng với ít muối. Nước trà hãm lần đầu bỏ đi, sau đó đổ nước tiếp theo vào nồi đun sôi. Dùng nước này khi đã nguội nhúng khăn mềm và lau rửa nhẹ nhàng vùng bị rôm sảy. Dùng nước này để tắm cho bé cũng rất tốt.
  • Lá kinh giới: đây là loại lá có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da nhờ có nhiều kháng sinh tự nhiên. Lá kinh giới tươi được rửa sạch, giã nhỏ, vắt nước cốt để pha cùng nước đun sôi tắm cho bé. Trong quan niệm dân gian, cách này sẽ sát trùng da, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bám trên da.
  • Lá khế: lấy một nắm lá khế, loại bỏ phần gân xương thừa của lá rồi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước và ít muối. Khi đun sôi được 5 phút, tắt bếp, bỏ bã và pha với nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp cho bé tắm. Nhiều mẹ áp dụng mẹo trị rôm sảy cho bé 10 tháng bằng tắm nước lá khế vì cho rằng khế có vị chua, tán nhiệt giải độc, trị mụn nhọt, ngứa, mề đay, ...
  • Lá tía tô: sau khi rửa sạch và giã nát, lấy nước cốt chấm lên chỗ bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Lưu ý là sau 10 – 15 phút phải lau khô hoặc tắm lại bằng nước ấm cho bé.
  • Lá dâu tằm: loại lá này ít gây kích ứng da, tác dụng tản nhiệt nên giảm ngứa ngáy, khó chịu. Sau khi ngâm nước muối với 200g lá dâu tằm, rửa sạch lại với nước. Cho tất cả lá vào túi vải, đổ đầy nước đun sôi. Sau 15 phút tắt bếp, đợi đến khi nước còn ấm thì pha loãng với nước lạnh tắm cho bé.
vicare.vn-cach-tri-rom-say-cho-be-10-thang-tuoi-body-3

Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ bị rôm sảy đi khám?

Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp trẻ 10 tháng tuổi bị rôm sảy kéo dài từ 7 – 10 ngày trở lên, lan rộng toàn thân và có dấu hiệu bội nhiễm như sau thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, hạn chế để lại biến chứng có hại cho da và sức khỏe của trẻ:

  • Da sưng, nóng đỏ gây đau, có mụn đầu trắng trên da hoặc mủ chảy ra
  • Sưng hạch ở vùng cổ, nách, bẹn, ...
  • Trẻ có biểu hiện sốt, ớn lạnh, ...

Tuyệt đối không nên giữ con tự chữa ở nhà, tự ý mua thuốc về bôi vì có thể làm bệnh nặng thêm.

Những lưu ý về cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi

Khi trẻ gặp phải vấn đề rôm sảy, phụ huynh cần lưu ý nếu cách chăm sóc không đúng có thể khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, phụ huynh cần tránh những điều dưới đây:

  • Không được mát-xa cho bé, nhất là bôi thêm tinh dầu dừa, oliu vì sẽ bít kín lỗ chân lông, gây khó chịu.
  • Tuyệt đối không chích, nặn những nốt rôm sảy trên da trẻ vì sẽ gây chảy dịch và lây lan bệnh, thậm chí gây viêm da, nhiễm trùng da.
  • Không sử dụng sữa tắm người lớn vì trong đó chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao khiến da trẻ bị kích ứng nhiều hơn, tăng khả năng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.
  • Phụ huynh không tự ý mua thuốc về bôi, uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột từ lá đọng lại trên da có thể gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng. Tuyệt đối không tắm nước lá khi da trẻ mưng mủ, trầy xước.
  • Các loại lá cây mọc ở bờ bụi cần phải rửa sạch để không còn vi khuẩn gây bệnh. Cần hạn chế phương pháp dân gian được truyền miệng mà hiệu quả thì chưa được công nhận là hoàn toàn hữu ích.
  • Không vắt nhiều chanh vì hàm lượng axit cao khiến da bé bị kích ứng.

Phòng rôm sảy cho trẻ 10 tháng tuổi

Bên cạnh cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi, các bà mẹ cần lưu ý về biện pháp chủ động phòng tránh rôm sảy như sau:

  • Tắm cho trẻ bằng nước mát mỗi ngày từ 1 – 2 lần bằng nước sạch để lấy đi bụi bẩn, bã nhờn, giúp lỗ chân lông thoáng, không bị bí. Đồng thời mẹ nên chú ý về kỹ năng tắm (tắm nhanh, tắm ở nơi kín gió, ...) để bé không bị cảm lạnh.
  • Lựa chọn quần áo cho bé bằng loại chất liệu làm từ vải mềm, thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Vào mùa hè nhà ở cần thoáng gió, mát mẻ. Không nên mắc sai lầm trong chăm sóc trẻ bằng cách quấn cho trẻ nhiều quần áo, tã lót và giữ trẻ trong phòng kín cả ngày. Điều này sẽ làm cản trở quá trình hô hấp cho làn da của bé.
  • Không nên cho trẻ ra ngoài vào những lúc nhiệt độ ngoài trời cao (10h – 15h). Nếu phải ra ngoài thì nên che kín da và đội nón mũ rộng vành.
  • Trẻ 10 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập ăn dặm nên có chế độ ăn uống hợp lý, có nhiều vitamin, trái cây tươi giàu vitamin C, hạn chế đồ ăn có nhiều đường. Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Không dùng phấn rôm vì trẻ dễ hít phải bụi phấn dẫn tới kích ứng phổi và đường hô hấp.
  • Chú ý những vùng da hay bị ẩm như cổ, nếp gấp, bẹn và giữ cho khô thoáng. Kiểm tra thường xuyên da của bé, nếu thấy nóng, ẩm ướt thì chỉnh lại nhiệt độ phòng.
  • Ban đêm có thể bật quạt nhưng tránh quạt thốc thẳng vào bé. Cần để vị trí cách xa vừa phải, chỉnh cho làn gió đến với bé nhẹ nhàng.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh rôm sảy ở trẻ
  • Nắng nóng, trẻ bị rôm sảy nên và không nên làm gì?
  • Cách trị rôm sảy cho bé bằng lá khế có lợi hay có hại?