Cách trị ngứa hậu môn khi mang thai?

Ngứa hậu môn là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, khiến chị em vô cùng băn khoăn, lo lắng mỗi khi mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này cũng như làm thế nào để áp dụng cách trị ngứa hậu môn khi mang thai đạt hiệu quả cao nhất? Các mẹ bầu hãy cùng đi tìm lời giải cụ thể dưới đây bạn nhé.

Cách trị ngứa hậu môn khi mang thai? Cách trị ngứa hậu môn khi mang thai?

Ngứa hậu môn là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, khiến chị em vô cùng băn khoăn, lo lắng mỗi khi mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này cũng như làm thế nào để áp dụng cách trị ngứa hậu môn khi mang thai đạt hiệu quả cao nhất? Các mẹ bầu hãy cùng đi tìm lời giải cụ thể dưới đây bạn nhé.

1. Nguyên nhân của hiện tượng ngứa hậu môn khi mang thai

Hiện tượng ngứa hậu môn khi mang thai thường đi kèm biểu hiện ngứa, rát, sưng đỏ ở vùng hậu môn. Khi khởi đầu, các thai phụ chỉ cảm thấy những cơn ngứa nhẹ. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, mức độ, tần suất ngứa sẽ nhanh chóng gia tăng tạo cảm giác vô cùng khó chịu.

Về nguyên nhân của hiện tượng này, các chuyên gia cho biết chủ yếu ngứa hậu môn xuất hiện là do:

  • Việc vệ sinh vùng hậu môn chưa đảm bảo: Trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối, kích cỡ vùng bụng của chị em tăng nhanh gây ảnh hưởng phần nào đến việc vệ sinh hậu môn hàng ngày. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có hại có cơ hội phát sinh, phát triển, gây ngứa hậu môn khi mang thai
  • Thai phụ mắc táo bón hoặc đi ngoài thường xuyên: Trong thời gian thai kỳ, chế độ ăn uống của các bà bầu thường không cân đối dẫn đến táo bón hoặc đi ngoài. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, phân có thể sẽ sót và đọng lại ở ống hậu môn gây ngứa rát. Do đó, tìm kiếm cách trị ngứa hậu môn khi mang thai là điều vô cùng quan trọng.
  • Tác động của vùng bụng: Khi ổ bụng chịu áp lực lớn sẽ gây chèn ép lên hậu môn. Từ đây, việc tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn, sưng phồng sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dị ứng da: Với những người sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh có độ PH cao, da có thể sẽ bị kích ứng gây tình trạng ngứa rát hậu môn.
  • Tác động của các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng: Ngoài những nguyên nhân nói trên, ngứa hậu môn có thể xuất hiện bởi ảnh hưởng của các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như: trĩ, rò hậu môn hay polyp hậu môn.

Ngoài ra, ngứa hậu môn khi mang thai còn do thai phụ bị nhiễm khuẩn hậu môn, vùng da hậu môn bị khô hay thường xuyên ẩm ướt.

2. Ngứa hậu môn có ảnh hưởng gì đến thai phụ?

Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bầu.

  • Do bị cơn ngứa làm phiền thường xuyên, các mẹ sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược, khó chịu.
  • Hiện tượng ngứa hậu môn khi mang thai xuất hiện với tần suất và mật độ cao hơn vào ban đêm. Do đó, thai phụ có thể phải đối diện với chứng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
  • Từ cảm giác ngứa vùng hậu môn, khi không được điều trị sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo hay nấm.
  • Nếu ngứa do ảnh hưởng của các bệnh lý hậu môn trực tràng, chúng có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử, nhiễm trùng máu và cả ung thư.
vicare.vn-cach-tri-ngua-hau-mon-khi-mang-thai-body-1
Ngứa hậu môn khi mang thai có thể gây biến chứng nếu không được điều trị

3. Cách trị ngứa hậu môn khi mang thai thế nào?

Nếu không may gặp phải hiện tượng khó chịu này, các bạn có thể áp dụng một số cách trị ngứa hậu môn khi mang thai sau đây:

  • Lên kế hoạch ăn uống hợp lý, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là các loại thực phẩm có nhiều chất xơ v

Ngứa hậu môn khi mang thai có thể gây biến chứng nếu không được điều trịà có công dụng nhuận tràng.

  • Thường xuyên tập thể dục hàng ngày giúp kích thích quá trình trao đổi chất. Từ đây, mẹ bầu sẽ tránh được hiện tượng táo bón và tiêu chảy.
  • Chú ý vệ sinh hậu môn đúng cách, đảm bảo sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Nếu vùng hậu môn bị ngứa và cảm giác quá khó chịu, các bạn cần thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không gãi có thể gây tổn thương đến da và nhiễm trùng.

Trên đây là một số cách trị ngứa hậu môn khi mang thai. Nhìn chung, nếu hiện tượng ngứa xuất hiện trong thời gian ngắn, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu điều này kéo dài, các bạn cần thăm khám bởi có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn trực tràng.

Xem thêm:

  • Nằm sấp khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Có bầu ăn gan lợn, gan gà được không?
  • Hiện tượng hội chứng dải sợi ối là gì? Hội chứng dải sợi ối có nguy hiểm không?