Cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu không cần dùng thuốc

Các chuyên gia cũng cho rằng, bà bầu dễ bị ho, nghẹt mũi vào khoảng tuần thai thứ 13 đến 21, hoặc những tuần cuối thai kỳ. Vậy cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu an toàn không cần dùng thuốc như thế nào?

Cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu không cần dùng thuốc Cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu không cần dùng thuốc

Tình trạng ho, nghẹt mũi khá phổ biến và có thể gặp phải ở 30% phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cũng cho rằng, bà bầu dễ bị ho, nghẹt mũi vào khoảng tuần thai thứ 13 đến 21, hoặc những tuần cuối thai kỳ.Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai là điều cấm kỵ với bà bầu. Vậy cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu an toàn không cần dùng thuốc như thế nào?

Triệu chứng ho, nghẹt mũi ở bà bầu

Ho, nghẹt mũi là mội triệu chứng bình thường nhưng nó thường đem đến sự khó chịu cho mẹ bầu. Các triệu chứng có thể bắt đầu vào tháng thứ hai của thai kỳ, nhưng chúng trở nên tồi tệ hơn trong thời gian thai kì. Ngoài tình trạng ho, nghẹt mũi khiến bà bầu khó chịu (đặc biệt là vào ban đêm khi bạn cố gắng ngủ nhưng không thể thở được, ho khan ), chảy máu cam (hoặc máu mũi) là khá phổ biến, đặc biệt là nếu bạn xì mũi rất nhiều. Mặc dù vậy, tin tốt là tình trạng này sẽ biến mất sau khi bà mẹ sinh con, thường trong vòng 2 tuần sau khi sinh.

Nguyên nhân gây ho, viêm mũi ở bà bầu

Trước khi tìm hiểu cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu, bạn cần hiểu được nguyên nhân của tình trạng này. Theo thống kê, khoảng 30% mẹ bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai, tuy nhiên hầu hết đều không phải do dị ứng hoặc bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là ho viêm mũi thai kỳ.

Nguyên nhân chính gây chứng ho viêm mũi ở bà bầu là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai, làm màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên trong thời gian thai kì cũng làm các bà bầu sưng phù các mạch máu nhỏ, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp. Bà bầu nên chú ý phân biệt ho viêm mũi thai kỳ với các bệnh khác như dị ứng, cảm cúm, viêm họng, bệnh truyền nhiễm hay viêm xoang. Ho, viêm mũi thai kỳ chỉ gây mỗi triệu chứng nghẹt mũi, ho khan trong khi các bệnh khác thường đi kèm ho đau họng, đau đầu, sốt, ngứa tai, ngứa mắt.

Nếu bạn chỉ bị ho nghẹt mũi mà không xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì có khả năng bạn chỉ bị ho, viêm mũi thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý kiểm tra sức khỏe khi xuất hiện các triệu chứng kèm theo:

  • Nếu tình trạng nghẹt mũi đi kèm với ho nhiều, hắt hơi, đau họng hoặc sốt thì nhiều khả năng bà bầu đã bị cảm.
  • Viêm xoang: Bà bầu bị nghẹt mũi đi kèm với nhức đầu, sốt, chất nhầy màu vàng hoặc xanh, khứu giác giảm, hàm đau... có thể là triệu chứng cho thấy đã mắc viêm xoang.
  • Dị ứng khi mang thai: Các triệu chứng bà bầu thường gặp khi bị dị ứng là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai... Dị ứng thường khó có thể phòng ngừa được trong giai đoạn thai kì vì nhiều bà bầu có thể trở nên nhạy cảm với các chất kích thích mà trước này chưa từng bị.

Ho nghẹt mũi ở bà bầu có nguy hiểm không?

Cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu? Ho nghẹt mũi ở bà bầu có nguy hiểm không? băn khoăn của rất nhiều thai phụ khi mắc triệu chứng này. Thông thường, nếu bị các hiện tượng như ho nghẹt mũi nhưng nhẹ thì không ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khỏe của bà mẹ, khoảng vài ngày sau là hết.

Tuy nhiên, một số hậu quả nghiêm trọng khi bị ho nghẹt mũi, viêm họng, cảm cúm, sổ mũi lúc mang thai như: em bé rất dễ bị hở hàm ếch, lưu thai, sảy thai nếu mẹ bị vào những tháng đầu thai kì ...Còn vào những tháng cuối rất dễ vỡ nước ối sớm, sinh non. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi không cao.

Gợi ý cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu

Giữ độ ẩm cho mũi

Để giữ cho đường mũi đủ độ ẩm, bà bầu có thể:

  • Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng nghẹt mũi gây ra.
  • Tắm vòi sen dài hoặc hít hơi nước từ nồi nước ấm (nhưng không quá nóng).
  • Uống nhiều nước.Lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi, có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang ở bà bầu.
  • Sử dụng nước muối xịt mũi. Nước muối sinh lý sẽ giúp giữ cho mũi của bà bầu không bị khô hoặc rửa mũi bằng nước muối. Nguyên nhân chính gây ngạt mũi và khó thở thường do dịch nhầy đọng nhiều ở mũi. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, thường xuyên súc miệng nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng, một phần nước muối trở ngược lên mũi, giúp mũi sạch hơn.
  • Mẹ bầu có thể sử dụng biện pháp xông hơi; cho nước vào nồi lớn và đun sôi thật nóng. Sau đó lấy khăn lớn trùm đầu và đặt chậu nước xông hơi bên dưới mặt và hít lấy hơi nước bốc hơi trong vài phút để giảm nghẹt mũi.
  • Sử dụng một chiếc khăn ấm, ướt đặt lên mặt. Điều này có thể làm giảm sự khó chịu và giảm cảm giác nghẹt mũi ở bà bầu.
  • Tránh các chất kích thích

Khói thuốc lá, sơn, rượu và những thứ có mùi quá nồng sẽ dễ khiến bà bầu cảm thấy ngột ngạt hơn. Do đó, bà bầu để bảo vệ sức khỏe thì nên cố gắng tránh xa những thứ này khi mang thai. Không những thế, gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Kê gối cao

Khi ngủ, bà bầu hãy giữ mũi trên cao hơn tim mình vì trọng lực sẽ giúp mũi rút hết nước nhầy, giúp giảm nghẹt mũi và cả tình trạng ợ nóng. Ngoài ra, chồng gối xung quanh cổ sẽ giúp cổ và cột sống được cân bằng tốt hơn, giảm tình trạng thoái hóa, đau mỏi.

vicare.vn-cach-tri-ho-nghet-mui-cho-ba-bau-khong-can-dung-thuoc-body-1
Kê cao gối khi ngủ sẽ giúp đường thở bà bầu thông thoáng, tránh nghẹt mũi

Tập thể dục

Duy trì luyện tập, vận động khi mang thai với các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng là một cách tốt để trị ho nghẹt mũi cho bà bầu. Thế nhưng, mẹ nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng sẽ dễ làm cho tình trạng ho nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập một vài bài tập tim mạch thường xuyên để hỗ trợ quá trình lưu thông máu và ngủ ngon hơn trong thai kỳ.

Cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu theo mẹo dân gian

Theo đông y, gừng có tính chống viêm tự nhiên hiệu quả nên có thể dùng một tách trà gừng thơm cay để trị ho nghẹt mũi cho bà bầu. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi xắt lát mỏng và thêm vào một chút mật ong để có được loại thức uống giảm nghẹt mũi hữu hiệu.

Tỏi có tác dụng chữa cúm hiệu quả với khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, mẹ bầu giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp

Rau kinh giới, lá tía tô là hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: bà bầu cho một nắm kinh giới sắc một nắm tía tô lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

Hành với tính sát khuẩn mạnh, là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài ăn cùng cháo, bà bầu có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

vicare.vn-cach-tri-ho-nghet-mui-cho-ba-bau-khong-can-dung-thuoc-body-1
Cháo hành tía tô giúp giải cảm, trị cảm cúm vô cùng hiệu quả

Tuy cách trị ho nghẹt mũi cho bà bầu không cần dùng thuốc luôn được ưu tiên vì uống thuốc trong thời gian này không còn an toàn với mẹ và bé. Tuy nhiên đôi khi không thể không dùng nếu bà bầu rơi vào trường hợp bất khả kháng. Đối với tình trạng nghẹt mũi, bà bầu có thể dùng thuốc xịt mũi. Loại thuốc này khá an toàn vì không phải là thuốc uống, do đó không thể đi vào cơ thể. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng việc sử dụng thuốc xịt mũi không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả và cần được sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây ho nghẹt mũi thai kỳ có thể do nồng độ histamine tăng lên khi mang thai. Đối với nguyên nhân này, thuốc kháng histamine sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Thuốc này cũng được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Xem thêm:

  • Ho mọc tóc ở bà bầu: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Giúp mẹ bầu nhận biết những trận ho mọc tóc của bé
  • Mẹ bầu bị ho mọc tóc vào tháng thứ mấy của thai kỳ?