Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa qua lời tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Nhi

Cứt trâu trên đầu là một hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh và hoàn toàn vô hại. Bản chất là do da trẻ bài tiết quá nhiều chất bã nhờ và có thể loại trừ bằng các biện pháp đơn giản vô cùng. Mẹ không nên quá lo lắng, căng thẳng vì nghĩ mình không biết cách vệ sinh cho con mà nên đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về vấn đề này.

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa qua lời tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Nhi Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa qua lời tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa Nhi

Cứt trâu trên đầu là một hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh và hoàn toàn vô hại. Bản chất là do da trẻ bài tiết quá nhiều chất bã nhờn và có thể loại trừ bằng các biện pháp đơn giản vô cùng. Mẹ không nên quá lo lắng, căng thẳng vì nghĩ mình không biết cách vệ sinh cho con mà nên đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về vấn đề này và nhất là học cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa một cách an toàn.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Mọi người thường quen nhìn thấy bé sơ sinh với làn da mềm mại, mịn màng. Tuy nhiên, vẫn có không ít trẻ sinh ra lại có những mảng sần sùi, đóng vảy trên da đầu mà không rõ nguyên nhân, nguồn gốc. Điều này khiến cha mẹ rất lo lắng, nghĩ rằng con đang gặp một vấn đề nghiêm trọng. Thật ra, đó có thể là cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh, một tình trạng khá phổ biến và thường vô hại.

Cứt trâu có bản chất là viêm da tiết bã, gặp nhiều nhất là ở trẻ sơ sinh khoảng ba tháng tuổi, kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị cứt trâu thường biến mất khi trẻ được một tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến khi bé đi nhà trẻ.

Cứt trâu là chất nhờn, đóng thành vảy hay mảng, có màu trắng, vàng hoặc màu sẫm hơn trên da đầu của trẻ. Theo thời gian, những vảy này có thể bong ra. Cha mẹ thường nghĩ cứt trâu gây ngứa cho trẻ nhưng thực tế không phải vậy. Bên cạnh đó, trẻ có thể rụng tóc tại vị trí có cứt trâu nhưng chỉ là tạm thời, tóc sẽ mọc trở lại sau khi cứt trâu biến mất. Ngoài da đầu, hiện tượng viêm da tiết bã này cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể trẻ như trên mặt, đằng sau tai, khu vực mặc tã, nách.

Cứt trâu hoàn toàn không phải do việc vệ sinh bé không sạch sẽ. Thay vào đó, cha mẹ có thể làm thuyên giảm tình trạng này bằng những cách hết sức đơn giản và ngay cả khi không làm gì, nó cũng sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.

vicare.vn-cach-tri-cut-trau-cho-tre-so-sinh-bang-dau-dua-qua-loi-tu-van-cua-bac-si-chuyen-khoa-nhi-body-1

Cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi bé bị cứt trâu, cha mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị cho bé ở nhà bằng cách vẫn tiếp tục gội đầu sạch sẽ cho bé, giúp rửa sạch chất nhờn thừa trên da đầu. Mẹ chỉ cần sử dụng loại dầu gội cho trẻ em thông thường, không nên dùng dầu gội trị gàu cho trẻ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Mẹ có thể gội đầu cho con mỗi ngày nhưng cũng đừng gội quá nhiều lần trong ngày do có thể làm da đầu khô hơn, khiến tình trạng cứt trâu trở nên nặng nề hơn hay khiến con dễ nhiễm lạnh.

Ngoài việc gội đầu, mẹ cũng có thể giúp giảm tiết chất nhờn bằng cách chải tóc cho bé, sau khi gội hay cả trong lúc gội đầu. Nên dùng loại lược thưa và mềm chuyên dụng cho bé sơ sinh, vừa giúp các vảy dễ bong ra hơn, vừa là một cách massage cho bé, khiến lúc đi tắm là khoảng thời gian vô cùng thích thú.

Trong trường hợp bé bị viêm da nặng, cha mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa Da liễu. Bác sĩ có thể kê toa cho bé các loại kem chống nấm, kem có thành phần hydrocortisone hoặc kẽm để hạn chế quá trình bài tiết chất nhầy. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp điều trị này, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa làm như thế nào?

Một biện pháp dân gian an toàn mà rất hiệu quả để điều trị cứt trâu cho trẻ tại nhà là sử dụng dầu dừa, hay có thể thay thế bằng các loại dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân. Trong đó, dầu dừa là một loại sản phẩm thân thiện, an toàn tuyệt đối với làn da của trẻ sơ sinh. Dầu dừa được nấu và chưng cất từ cơm dừa. Thành phần chính của dầu dừa là các axit béo bão hòa có tính kháng khuẩn tự nhiên vô cùng mạnh mẽ.

Khi thấy trên đầu trẻ sơ sinh có những mảng bám cứt trâu đáng ghét, mẹ nên sử dụng dầu dừa nguyên chất cho vào lòng bàn tay rồi bôi nhẹ lên vùng chân tóc trẻ, đợi từ từ vài phút cho các mảng chất bã mềm ra. Sau đó, mẹ dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ tóc trẻ theo một hướng, các mảng cứt trâu sẽ dễ dàng bong ra. Cuối cùng, mẹ gội đầu cho trẻ bằng nước ấm sạch và dùng khăn mềm lau khô. Kiên trì dùng dầu dừa trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh trong vòng một tuần, mẹ sẽ thấy hiện tượng cứt trâu dần dần biến mất.

vicare.vn-cach-tri-cut-trau-cho-tre-so-sinh-bang-dau-dua-qua-loi-tu-van-cua-bac-si-chuyen-khoa-nhi-body-2

Cha mẹ cũng có thể “biến tấu” cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa với sự phối hợp với nước cốt chanh tươi. Khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ, mẹ lấy một quả chanh tươi vắt lấy nước cốt rồi hoà lẫn vào nước cho trẻ gội đầu. Các mảng cứt trâu khi ngấm nước sẽ nở ra, mẹ tiếp tục dùng dầu dừa bôi thêm vào rồi dùng lược chải nhẹ để các lớp vảy bong tróc dần, sau đó gội đầu sạch lại cho trẻ.

Ngay cả khi tình trạng cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh đã được kiểm soát, cha mẹ vẫn nên thỉnh thoảng bôi dầu dừa xen kẽ với những lần gội đầu bằng dầu gội trẻ em. Bởi lẽ, cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa này vừa khiến cứt trâu không tái phát, vừa giúp nuôi dưỡng vùng da và chân tóc của trẻ. Tuy nhiên, dù cho là dùng dầu dừa, trước khi bôi, mẹ đừng quên thử một lượng nhỏ lên da đầu để xem bé có bị kích ứng không trước khi tiếp tục bôi một lượng nhiều hơn.

Tóm lại, cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh là hiện tượng đáng ghét nhưng hoàn toàn không đáng sợ tý nào nếu mẹ biết cách xử trí. Chỉ cần một chút kiên nhẫn với cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa và chải tóc cho bé khi gội đầu hàng ngày, mẹ có thể giúp con tránh xa những mảng bám xấu xí kia, trả lại cho con mái tóc thơ mềm mại và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để chữa cứt trâu cho bé hiệu quả nhất?
  • Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có phải cứt trâu không?
  • Trẻ bị chốc đầu dai dẳng có thể do bệnh hiếm gặp