Cách tìm ven để lấy máu

Lấy máu tĩnh mạch là công việc thường trực của mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm máu. Công việc này nhìn tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại rất khó. Hôm nay, HoiBenh xin chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm cách tìm ven để lấy máu, cảm nhận đường tĩnh mạch và các chú ý khi lấy máu.

Cách tìm ven để lấy máu Cách tìm ven để lấy máu

Cách xác định ven chính xác

Có nhiều cách tìm ven để lấy máu và để xác định ven, mỗi người có thể chọn một cách riêng phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong trường hợp không nhìn thấy mạch một cách rõ ràng thì cách tìm ven tốt nhất đó là sờ mạch.

Khi sờ mạch, bạn chỉ cân cố gắng tĩnh tâm để cảm nhận được mạch đập, có thể nói là dù rất nhỏ nhưng bạn sẽ cảm nhận được vị trí của mạch. Ngoài ra, bạn còn sờ để xác định đường đi của mạch vì không phải mạch của ai cũng giống nhau, có những người mạch đi thẳng, có người mạch đi chéo và thậm chí có người mạch lại nằm ngang.

Vì thế nếu không xác định được đường đi của mạch thì bạn không thể tìm được ven và rất dễ đâm chệch hoặc xuyên mạch.

Xác định vị trí lấy máu

- Hãy luôn nhớ chọn những mạch dễ thấy nhấy và dễ lấy nhất.

- Thông thường, các kỹ thuật viên đều chọn tĩnh mạch giữa của tĩnh mạch M nếp lằn khuỷu tay để lấy. Vị trí đó thường mạch to và chắc chắn nhất.

- Với những người không thấy mạch ở vị trí nếu trên, hãy kiểm tra sang tay bên cạnh.

- Trong trường hợp vẫn không xác định được hãy chuyển xuống mu bàn tay hoặc cổ tay... đó là những vị trí mà bản thân bạn thường lấy nhất.

- Nếu vẫn không thể xác định được, bạn hãy khuyên bệnh nhân vận động nhẹ cánh tay để xác định lại. Đặc biệt với bệnh nhân nhi, vị trí là mu bàn tay hoặc mu bàn chân là vị trí tốt nhất để lấy máu.

- Tĩnh mạch trán là một thử thách và là một trường hợp khó khăn. Khi chưa cần sử dụng đến tĩnh mạch trán thì bạn nên bỏ qua nó.

vicare.vn-cach-tim-ven-de-lay-mau-body-1

Hướng dẫn thao tác lấy máu

Sau khi xác định được ven, bạn phải sát khuẩn trước vùng lấy ven rồi mới tiến hành lấy máu. Bạn hãy cố gắng đưa kim thật nhanh qua da, sau đó đưa từ từ đến vị trí mạch. Nhiều trường hợp do đẩy kim quá nhanh nên đã xuyên luôn qua cả mạch. Khi kim đã vào mạch bạn nên rút máu chậm và đều tay.

Một điều vô cùng quan trọng đó là bạn phải cố định kim tốt. Nếu bạn không cố định tốt thì rất dễ bị tuột kim khỏi lòng mạch. Kinh nghiệm của đại đa số các kỹ thuật viên là tuyệt đối không đổi tay, và chỉ đổi tay sau khi đã rút đủ máu. Trong quá trình lấy máu cố gắng giữ kim ở vị trí cố định, không đẩy sâu hơn hoặc rút lui lại.

Sau khi lấy đủ lượng máu hãy rút kim ra nhanh. Nhớ đặt bông trước khi rút kim để tránh máu trào ra ngoài gây tâm lý hoang mang cho bệnh nhân. Dặn bệnh nhân giữ bông nhẹ nhàng mà không nên day bông hay gấp tay lại vì có thể gây vỡ mạch.

Trong trường hợp bạn không chọc đúng mạch hoặc không thể rút được máu thì hãy cố gắng điều chỉnh lại kim nhẹ nhàng. Sau tối đa 3 lần điều chỉnh lại kim mà không được hãy rút kim ra và lấy lại ở vị trí khác. Lúc này nếu không xác định được mạch nữa hoặc thấy quá khó hãy nhờ người khác lấy hộ bạn. Luôn nhớ phải xin lỗi và an ủi bệnh nhân để bệnh nhân không thấy khó chịu và tâm lý của bạn cũng thoải mái hơn.

Tâm lý kỹ thuật viên và tâm lỹ bệnh nhân

Tâm lý kỹ thuật viên

Tâm lý của người lấy máu (kỹ thuật viên) rất quan trọng, bạn không thể lấy máu tốt khi tâm lý của bạn đang có vấn đề. Một số trường hợp chọc ven lần đầu không lấy được máu đã run tay luôn và không thể tiếp tục lấy máu, thậm chí là còn bị bệnh nhân phàn nàn hoặc tỏ ra khó chịu, mắng mỏ.

Như vậy, trước khi lấy máu, bạn nên xác định tâm lý rằng bạn phải lấy được nếu không sẽ không ai giúp bạn, loại bỏ suy nghĩ chọc không được thì nhờ người khác. Nếu tâm lý bạn không tốt hoặc xác định không lấy được thì nên nhờ người khác lấy thay ngay từ đầu.

vicare.vn-cach-tim-ven-de-lay-mau-body-2

Tâm lý bệnh nhân

Đây là điều quan trọng không kém. Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng và chuẩn bị sẵn tâm lý để hợp tác. Nhiều khi bệnh nhân quá sợ hãi cũng sẽ làm co mạch gây khó khăn khi xác định ven, hoặc nhiều khi bạn vừa đưa kim vào mạch bệnh nhân sợ và rụt tay lại gây chệch ven.

Đối với bệnh nhân là trẻ em thì hãy nói chuyện với phụ huynh để dễ hợp tác.

Qua bài viết này, HoiBenh mong rằng bạn đã biết được cách tìm ven để lấy máu, cảm nhận đường tĩnh mạch và các chú ý khi lấy máu. Chúc bạn làm thật tốt công việc của mình.

Xem thêm:

  • Lấy máu có đau không?
  • Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?