Cách theo dõi, điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra - trong đó chủ yếu là virus EV71. Trẻ dưới 10 tuổi thường mắc phải và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất. Nếu các bậc phụ huynh điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ đúng cách sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách theo dõi, điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà Cách theo dõi, điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Nếu các bậc phụ huynh điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ đúng cách sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra - trong đó chủ yếu là virus EV71. Trẻ dưới 10 tuổi thường mắc phải và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất. Bệnh có các triệu chứng như: Loét miệng, phát ban lòng bàn tay, bàn chân hoặc mông. Nếu phụ huynh có cách theo dõi, điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà chuẩn xác sẽ giúp trẻ không gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

Dưới đây sẽ là những hướng dẫn, giải đáp giúp cho phụ huynh có con nhỏ có thể điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả.

vicare.vn-cach-theo-doi-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-tai-nha-body-1

2. Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu gì?

Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu ban đầu là sốt và đau họng kèm các vết loét ở trong miệng, lưỡi của bé.

Trong lòng bàn tay, lòng bàn chân cũng xuất hiện phát ban sau khi các dấu hiệu kể trên có 1-2 ngày. Phát ban có thể đóng thành vảy và xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay hoặc mông. Các triệu chứng có thể xuất hiện đồng loạt cùng 1 lúc hoặc xuất hiện 1-2 triệu chứng thôi.

Khi bé bị tay chân miệng thường đau miệng, khó nuốt, ăn uống kém nên dựa vào các dấu hiệu này, phụ huynh nên kiểm tra xem bé có bị bệnh tay chân miệng hay không. Vì phát hiện càng sớm bệnh thì điều trị càng dễ và nhanh khỏi.

3. Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do 1 loại vi rút gây nên. Đó là vi rút đường ruột họ Picornaviridae gây ra. Trong đó, phổ biến nhất là vi rút Coxsackie A và virus Enterovirus 71.

Bệnh tay chân miệng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành hoặc người lành tiếp xúc đồ của người bệnh. Mùa hè và mùa thu có điều kiện thuận lợi cho bệnh lan rộng nhanh chóng.

4. Hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả

Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà đúng cách giúp bé nhanh khỏi bệnh, chỉ sau 7-10 ngày. Vì bệnh không có thuốc đặc hiệu điều trị nên phụ huynh có thể làm dịu các triệu chứng của bé qua các cách như:

  • Bé bị bệnh cần được nghỉ dưỡng và cách ly để hạn chế lây lan dịch
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm rửa mỗi ngày, rửa tay thường xuyên. Sát khuẩn và giặt giũ đồ dùng của bé
  • Cho bé uống nước đầy đủ. Ăn uống đồ mát, lỏng để làm dịu đau họng. Không nên cho bé ăn đồ cay, nóng, tính axit cao. Nếu trẻ mất nước nhiều thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn đủ chất dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn và không nên ép bé
  • Khử trùng đồ dùng ăn uống cho bé trước khi cho bé sử dụng
  • Nếu trẻ sốt, sử dụng thuốc hạ sốt do bác sĩ kê
vicare.vn-cach-theo-doi-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-tai-nha-body-2

5. Khi nào thì nên đưa trẻ tới bệnh viện?

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà trong trường hợp trẻ bị nhẹ. Trường hợp trẻ sốt hơn 38 độ C dưới 3 tháng tuổi và cao hơn 39 độ C dưới 6 tháng tuổi, và sốt 2 ngày nhưng không hạ, trẻ không uống nước. Lúc này, cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để biết trẻ bị nhẹ chỉ cần điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, phụ huynh cần theo dõi khi thấy các hiện tượng phát ban, xuất hiện các vết loét. Trong vòng 7 ngày bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và uống thuốc theo đơn, phụ huynh cũng cần theo dõi sát sao những diễn biến để phát hiện bất thường nếu có. Chú ý tránh lây lan trong tuần đầu vì vi rút còn tồn tại trong phân sau đó vài tháng.

Xem thêm:

  • Khám tay chân miệng cho trẻ ở đâu?
  • Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?
  • Trẻ bị bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?