Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Sau khi sinh được 2 - 3 ngày, trẻ sơ sinh thường bị vàng da. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm và có thể chữa được bằng các phương pháp dân gian, một trong số đó là cho trẻ tắm nắng. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho bạn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da an toàn và hiệu quả nhất.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Không giống người lớn, vàng da ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như không kèm theo những dấu hiệu khác thường. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện trong khoảng 72 giờ sau khi trẻ ra đời. Khi mới sinh, lượng hồng cầu trong cơ thể trẻ sẽ bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành, vô tình khiến cho chất bilirubin - một chất có sắc tố vàng phóng thích, đi đến gan và đào thải ra ngoài. Gan của trẻ sơ sinh thường hoạt động không tốt như người lớn, do đó, khi lượng Bilirubin bị tích tụ quá nhiều trong máu, trẻ sẽ có biểu hiện vàng da và tròng trắng mắt.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau một thời gian và không đi kèm với bất kỳ biểu hiện nào khác. Cha mẹ chỉ cần áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da là có thể chữa khỏi.

vicare.vn-cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-bi-vang-da-body-1

Tác dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Tắm nắng là một trong những phương pháp hiệu quả để tạo điều kiện lý tưởng kích hoạt một số phản ứng bên trong cơ thể trẻ. Ánh sáng mặt trời có tác dụng phá hủy chất bilirubin trong cơ thể, giúp cho làn da của bé trở về trạng thái bình thường.

Một tác dụng khác của tia hồng ngoại trong ánh sáng mặt trời đến trẻ sơ sinh đó là giúp bé cải thiện các vấn đề về xương, khớp, sản sinh vitamin D3 cho cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hấp thụ canxi và photpho cho sự phát triển của bé.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả nhất:

Lựa chọn thời điểm phù hợp: Không phải thời điểm nào trong ngày cũng là lúc đưa trẻ ra ngoài tắm nắng. Trẻ sơ sinh cơ thể vẫn còn non nớt nên việc lựa chọn thời điểm tắm nắng là vô cùng quan trọng.

  • Khoảng thời gian từ 6 - 9h sáng là thời điểm phù hợp đưa trẻ ra ngoài tắm nắng nhất vì lúc này chính là thời điểm tia hồng ngoại và tia cực tím vẫn còn yếu và không gây hại đến sức khỏe của bé, ngược lại các tia này còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động tốt hơn, đồng thời còn giúp chữa vàng da hiệu quả. Tuy nhiên nếu như vào mùa đông nếu bạn thấy trời quá lạnh thì không nên cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng.
  • Sau 17h chiều cũng là thời gian tắm nắng cho trẻ vàng da đạt hiệu quả cao. Thời điểm này cũng là lúc thích hợp nhất để trẻ có thể tổng hợp được vitamin D. Ánh nắng lúc này rất dịu và có tia X quang giúp bé hấp thụ canxi và photpho tốt hơn.
  • Khoảng thời gian từ 10 - 16h không những không giúp chữa khỏi vàng da mà thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bởi đây là thời điểm tia cực tím vô cùng mạnh, khi đưa trẻ ra ngoài rất dễ gây tổn thương làn da bé.

Cách tắm nắng hiệu quả: Trẻ sơ sinh da vẫn còn mỏng manh, non nớt và dễ bị tổn thương, vì thế khi mẹ chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 phút trong những ngày đầu tiên để bé dần làm quen.

  • Trong 3 ngày đầu tiên: Cho trẻ mặc quần áo bình thường và đưa ra ngoài nắng, sau đó mới từ từ kéo nhẹ áo bé xuống để ánh nắng được chiếu vào phần lưng và bụng rồi kéo áo trở lại như bình thường. Sau đó kéo quần bé xuống để tiếp tục tắm nắng.
  • Trong những ngày tiếp theo: Mẹ chỉ cần mặc cho trẻ một chiếc quần ngắn hoặc tã để che phần vùng kín, lấy tay che mắt bé và cho trẻ tắm nắng. Lúc này trẻ đã quen với ánh nắng mặt trời nên mẹ có thể kéo dài thời gian tắm nắng lên 15 - 20 phút.

Sau khoảng 7 - 10 ngày tắm nắng, tình trạng vàng da sẽ dần hết, da trẻ sẽ trở lại như bình thường.

vicare.vn-cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-bi-vang-da-body-2

Những điều cần lưu ý khi tắm nắng cho trẻ bị vàng da

  • Không cho trẻ tắm nắng quá sớm để tránh kích ứng do lúc này da bé vẫn còn non nớt. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là sau khi sinh từ 7 - 10 ngày.
  • Trong những ngày đầu, bạn nên cho trẻ tắm nắng 10 phút để bé làm quen dần với ánh sáng mặt trời.
  • Lau khô người và bổ sung nước sau cho trẻ sau mỗi lần tắm nắng. Không nên cho trẻ đi tắm sau mỗi lần tắm nắng.
  • Nếu trong lúc trẻ tắm nắng mà có những biểu hiệu như khó chịu, ra nhiều mồ hôi, tim đập mạnh, mẹ cần nhanh chóng đứa trẻ vào nhà và dùng khăn sạch lau sạch tay chân và mặt cho bé,
  • Tuyệt đối không được cho trẻ tắm nắng vào giữa trưa.
  • Không tắm nắng cho bé nếu trời có nhiều gió hoặc thời tiết quá lạnh.
  • Nếu sau 1 tuần mà tình trạng da của bé không có sự tiến triển, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám để phát hiện nguyên nhân và tìm cách xử lý.

Xem thêm:

  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh cực chuẩn
  • Những lưu ý cho mẹ khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp hấp thụ vitamin D mà không hại da