Cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Một trong những khoảng thời gian tuyệt vời của mẹ và bé đó là lúc mẹ tắm cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, nếu mẹ không chú ý thì việc tắm cho bé luôn có những nguy hiểm có thể gây tổn thương cho bé. Vì thế, bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh cùng những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết Cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Một trong những khoảng thời gian tuyệt vời của mẹ và bé đó là lúc mẹ tắm cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, nếu mẹ không chú ý thì việc tắm cho bé luôn có những nguy hiểm có thể gây tổn thương cho bé. Vì thế, bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh cùng những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé.

1. Luôn ở cùng với bé

Đây là bước đầu tiên mẹ cần lưu ý trong các bước tắm cho trẻ sơ sinh vì việc để bé một mình khi tắm cực kì nguy hiểm. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi bố mẹ để bé một mình trong phòng tắm để đi lấy quần áo, khăn tắm, nghe điện thoại,..trẻ sơ sinh hiếu động và nghịch ngợm, có thể sẽ nghịch nước và dẫn đến chết đuối dù mực nước cực kì thấp hoặc cũng có thể bị trơn trượt ngã khi cố gắng bò ra khỏi bồn tắm. Vì thế, trước khi tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn tất cả những vật dụng cần thiết như xà phòng, khăn tắm, bỉm sạch, quần áo sạch...Trong trường hợp mẹ có điện thoại hoặc có việc phải làm ngay trong khi cho bé tắm thì nên quấn khăn và mang bé đi cùng, tránh để bé một mình vì dù khoảng thời gian ngắn bé cũng có thể gặp nguy hiểm.
vicare.vn-cach-tam-cho-tre-so-sinh-me-phai-biet-body-1

2. Chú ý nhiệt độ tắm cho bé

Đây là một trong những lưu ý cần thiết trong những cách tắm cho trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài.

- Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh, cho nên mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng tắm trong khoảng 27-28°C là hợp lí nhất.

- Mẹ cũng không nên đặt bé vào chậu tắm khi nước đang chảy tránh để cơ thể của bé phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ liên tục của nước. Đồng thời, việc nước liên tục chảy ra cũng có thể khiến bé dễ bị ngợp và hoảng sợ nên khóc không chịu tắm hoặc gây nên triệu chứng sợ nước ở trẻ.

3. Trang bị một số thứ trong phòng tắm

Vì bồn/chậu tắm trong nhà tắm thường rất trơn trượt nên mẹ cần trang bị cho bé một miếng thảm tắm bằng cao su rồi và đặt nó vào trong bồn/chậu để dễ “ổn định” chỗ ngồi cho bé, giúp bé ngồi vững hơn. Với những bé đã biết ngồi, mẹ nên chuẩn bị cho bé một cái ghế ngồi tắm để giúp bé ngồi vững hơn đồng thời cũng giúp mẹ không bị phí sức để giữ bé. Nhưng mẹ cũng không được chủ quan và cần quan sát bé cẩn thận vì khi ngồi ghế bé cũng có thể bị lật nhào hoặc bị vướng vào ghế. Cách tốt nhất là mẹ vẫn luôn phải để mắt đến bé và ở ngay bên bé khi tắm.

Ngoài ra, với những phòng tắm được gắn cửa kính trượt thì mẹ nên dùng loại kính cường lực hoặc kính chất lượng cao để yên tâm hơn. Lưu ý một số trang thiết bị được dùng trong nhà tắm cũng là một trong những cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết để đảm bảo an toàn cho bé khi tắm vì lúc này hầu như các bộ phận trên người bé đều rất non nớt và dễ tổn thương khi va chạm.
>>> Xem thêm: 5 bệnh thường gặp khi tắm ở trẻ từ những sai lầm của mẹ
vicare.vn-cach-tam-cho-tre-so-sinh-me-phai-biet-body-2

4. Lưu ý nước tắm cho bé

Pha nước tắm cho bé cũng là một điều quan trọng, theo các chuyên gia nước tắm cho bé không nên quá nóng cũng không được quá nguội. Mẹ có thể dùng cổ tay hoặc mặt trong của khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé. Bình thường trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi biết đi sẽ thích nước tắm mát hơn người lớn chúng ta nghĩ.

Một lưu ý khác về mực nước “tiêu chuẩn” khi tắm cho trẻ sơ sinh là mực nước chỉ nên từ 6 – 12cm là tốt nhất.

5. Không nên sử dụng phương pháp tắm bằng lá

Tắm bằng lá là phương pháp được các mẹ sử dụng rất nhiều qua việc nghe theo kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Thời tiết hè nắng nóng có thể khiến trẻ hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt...Vì thế, nhiều mẹ đã truyền tai nhau kinh nghiệm tắm lá cho bé vì quan niệm tắm lá vừa tốt lại có tác dụng diệt khuẩn cho da của bé...Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho rằng tắm lá có tác dụng tốt với da của bé. Mẹ nên cẩn thận với các loại lá vì nếu mẹ tắm không cẩn thận bé sẽ có những biểu hiện như sốt, mẩn đỏ xuất hiện ở đùi, mông, bụng....Thậm chí, nhiều em bé còn bị lở chốc , nổi từng mảng ban như mề đay và có hiện tượng quấy khóc. Trên thực tế, khi tắm nước lá không cẩn thận bé còn có nguy cơ bị viêm da.

Vì thế, theo các chuyên gia y tế, mẹ không nên sử dụng các loại lá như là một cách tắm cho trẻ sơ sinh vì tính không chắc chắn mang lại hiệu quả cho da của bé, thậm chí còn có thể đem lại những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, mẹ nên tham khảo mua những loại sữa tắm chuyên dùng tắm gội cho bé thì sẽ mang lại hiệu quả và an toàn hơn.
vicare.vn-cach-tam-cho-tre-so-sinh-me-phai-biet-body-3

Ngoài ra, mẹ nên chú ý một số điều sau đây:

- Mẹ nên dặn bé không được đứng lên trong bồn/chậu tắm vì có thể trơn ngã.

- Dùng nước sạch dội lại người bé sau khi tắm trong bồn xong, đảm bảo cho các nếp gấp bỉm được sạch.

- Nếu dùng xà phòng tắm cho bé, mẹ nên chọn loại được sản xuất riêng cho trẻ em và khi tắm cho trẻ chỉ cần một lượng nhỏ. Đồng thời, cần tránh cho bé ngâm trong nước xà phòng quá lâu.

- Mẹ cũng không nên dùng loại xà phòng bọt cho bé vì nó có thể gây kích ứng niệu đạo của bé và khi để lâu, nó sẽ làm cho bé bị nhiễm trùng đường tiểu.

- Khi dùng máy nước nóng, mẹ nhớ chỉnh nhiệt độ ở mức 37 độ C là vừa. Vì khác với người lớn, ở mức 60 độ C nước có thể làm cho bé bị bỏng ở cấp độ 3, cực kì nguy hiểm.

- Mẹ nên chú ý để các thiết bị điện như máy sấy tóc, máy kẹp/uốn tóc... cách xa bồn/chậu tắm của bé.

Như vậy, ở bài trên HoiBenh đã cung cấp cho mẹ những cách tắm cho trẻ sơ sinh cũng như những thông tin cần thiết mẹ cần phải biết để đảm bảo an toàn cho việc tắm rửa của bé. HoiBenh hi vọng, với những lưu ý này bé sẽ luôn an toàn và mẹ và bé sẽ có được khoảng thời gian tuyệt vời.
>>> Xem thêm: Mẹo tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn