Cách sơ cứu tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày
Hiện nay, xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến về tiêu hóa và trở thành nỗi lo sợ của không ít người. Thế nhưng vẫn có không ít người thờ ơ, chủ quan khi có các biểu hiện của bệnh. Vậy xuất huyết dạ dày nguy hiểm ra sao, biện pháp xử lý và nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị xuất huyết dạ dày như thế nào?
Cách sơ cứu tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày và triệu chứng của bệnh
Xuất huyết dạ dày (hay chảy máu dạ dày) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị xuất huyết gây chảy máu, khiến người bệnh có hiện tượng ói ra máu, đi cầu ra máu.
Xuất huyết dạ dày được xem là biến chứng nặng thuộc về bệnh lý dạ dày, nếu không phát hiện sớm và điều trị cầm máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Làm sao để sớm nhận biết triệu chứng của xuất huyết dạ dày?
Một số dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày:
- Xuất huyết: đây là triệu chứng điển hình của bệnh xuất huyết dạ dày. Do vậy, khi nhận thấy nôn ra máu (có màu đỏ tươi hoặc máu đen), đi đại tiện phân có dính kèm máu hoặc sắc phân màu đen bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh.
- Đau vùng thượng vị dữ dội: các cơn đau khó chịu lan khắp vùng bụng, bệnh nhân cảm thấy cứng bụng kèm theo mặt tái xanh và toát mồ hôi lạnh.
- Thiếu máu: do mất đi lượng máu khi bị xuất huyết nên người bệnh sẽ rơi vào trạng thái thiếu máu, hoa mắt, tụt huyết áp, chóng mặt.
- Suy nhược cơ thể: dạ dày có vấn đề và cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng nên người xuất huyết dạ dày thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, kéo dài sẽ dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng, gầy ốm xanh xao, da dẻ nhợt nhạt.
“Thủ phạm” gây xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh có thể hình thành do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, căng thẳng, stress, ... Nhưng đa phần căn bệnh này do các tác nhân phổ biến dưới đây gây ra:
- Bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày, tá tràng chiếm đến 40% nguyên nhân xuất huyết dạ dày. Do vậy, bệnh thường hay xảy ra ở những người có tiền sử bị loét dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: những nhóm thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm, chống đông máu.
- Tình trạng ngộ độc dung dịch kiềm hay dung dịch axit
- Do hội chứng Mallory Weiss: những người mắc phải hội chứng này sẽ ói nhiều hơn bình thường vì bất kỳ nguyên nhân gì. Khi ói với tần suất nhiều, dạ dày co bóp mạnh liên tục khiến niêm mạc dạ dày bị xước, gây chảy máu.
- Nguyên nhân khác: vi khuẩn Hp, uống nhiều chất có cồn, ...
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
- Nhiều người hay xem nhẹ bệnh và bỏ qua những triệu chứng khó chịu, điều này đã dẫn đến nhiều tình huống nguy cấp và phải cấp cứu xuất huyết dạ dày. Khi tình trạng xuất huyết ít nhưng âm thầm kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy tim do thiếu máu.
- Mất máu cấp tính ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Giai đoạn này người bị xuất huyết dạ dày luôn cảm thấy người uể oải, mất năng lượng.
- Mất quá nhiều máu do cầm máu ở bao tử khó khăn còn dẫn đến nguy cơ: tụt huyết áp, mạch nhỏ nhanh và khó bắt mạch.
- Xuất huyết nặng khiến bệnh nhân có biểu hiện thở dốc, khó thở, có trường hợp bị sốc dẫn đến co giật do thiếu oxy ở não. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Có thể thấy, xuất huyết dạ dày là căn bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Vì vậy, bệnh nhân cần có biện pháp xử lý, chăm sóc tốt và ngăn ngừa để không tái phát.
Xử lý khi bị xuất huyết dạ dày như thế nào?
Sơ cứu tại chỗ
- Giữ nạn nhân nằm yên trên giường, tư thế đầu nằm thấp hơn chân: giúp máu huyết lưu thông, giảm bớt áp lực xuống đại tràng.
- Bệnh nhân cần nằm yên nghỉ ngơi khoảng 15 – 30 phút, tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến dạ dày gây kích thích chảy máu
- Nếu cần, ủ ấm cho người bệnh vì có thể thân nhiệt bị giảm đi nhiều do xuất huyết dạ dày
- Truyền dịch để cải thiện tình trạng mất máu đồng thời chống sốc bằng thuốc tăng huyết áp
- Khi có dấu hiệu khó thở phải cho bệnh nhân thở oxy ngay
- Trong trường hợp máu ra nhiều mà đang cần cấp cứu gấp, bạn có thể pha nước lọc ấm với muối tinh thành dung dịch nước muối loãng cho người bị xuất huyết dạ dày uống. Nên uống từng chút một để cầm máu, bù nước và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Điều trị
Phương án điều trị xuất huyết dạ dày tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nhưng về cơ bản, nguyên tắc điều trị sẽ bao gồm các bước sau: chống sốc, cầm máu bao tử, hồi phục lại lưu lượng tuần hoàn, điều trị triệu chứng và theo nguyên nhân.
Phương pháp nội khoa: bệnh nhân được cho uống Posthypophyse, vitamin K, Hemocaprol, truyền máu tươi cùng nhóm, ...
Phương pháp ngoại khoa: áp dụng khi nội soi dạ dày thấy máu chảy thành tia, sau 72 giờ điều trị cơ bản không cầm được máu, hoặc tình trạng chảy máu nặng tái phát nhiều lần.
Vấn đề xuất huyết dạ dày có cần mổ không phụ thuộc vào mức độ biến chứng của bệnh. Khi xuất huyết dạ dày chỉ là vết xước ở niêm mạc dạ dày, có thể điều trị bằng thuốc thì không cần can thiệp ngoại khoa. Ngược lại, nếu dạ dày bị tổn thương sâu, nguy cơ bị thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày nguy hiểm thì cần mổ cấp cứu.
Có 2 phương pháp mổ: mổ hở theo phương pháp truyền thống và mổ nội soi. Việc lựa chọn hình thức mổ còn dựa trên kích thước lỗ thủng, thể trạng và mục tiêu can thiệp. Sau khi mổ, bệnh nhân cần nằm viện để theo dõi và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Những thực phẩm nên ăn
Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày cần lưu ý chỉ nên ăn những dạng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như nước cháo, nước súp, sữa, ...
Các nhóm thực phẩm có lợi cho dạ dày như:
- Giảm tiết dịch axit: dầu thực vật nguyên chất, bánh quy, mật ong, ... rất tốt cho người bị chảy máu dạ dày, giúp thức ăn dễ tiêu hóa.
- Trung hòa axit có trong sữa chua và trứng, giảm thiểu các cơn đau dạ dày.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày như khoai, bánh mì, bột sắn, gạo nếp
- Nha đam hỗ trợ dạ dày tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn
- Thức ăn chứa ít chất xơ trong rau củ non
Một vài loại thức uống tốt cho người xuất huyết dạ dày: nước chè loãng, nước sôi
Quy tắc chế biến: nên hấp, luộc và nấu chín. Các món ăn có thể nghiền nát hoặc hầm nhừ để giảm thiểu bớt việc kích thích dịch vị cũng như tiêu hóa qua bao tử dễ dàng hơn.
Quy tắc ăn uống: nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giảm bớt áp lực lên dạ dày. Mỗi bữa chỉ ăn 1 lượng vừa đủ, tránh ăn quá no.
Những điều cần tránh
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và các thức uống gây kích thích dạ dày vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tệ hại hơn và khó lành.
- Hạn chế những thức ăn chế biến bằng cách chiên và có nhiều chất béo. Các loại hoa quả có vị chua không tốt cho dạ dày là xoài, mơ, me, bưởi, cam, ... Thức ăn chua như dưa cà, hành muối cần tránh. Các gia vị cay, nóng nên tinh giản bớt như tiêu, tỏi, ớt.
- Không ăn các loại thực phẩm dai cứng, nhiều xơ sợi, chưa chế biến: rau sống, gỏi cá sống, thịt có gân, sụn, cá nấu, tôm cua, rau muống, bắp cải, măng khô, ...
- Không ăn thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Người bị xuất huyết không nên để bị quá đói, quá no. Tránh ăn vội nhai nuốt nhanh.
Lưu ý khi chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày
- Không tự ý cho người bệnh uống thuốc chống viêm, cầm máu, giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Chú ý tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng để bệnh nhân có sức khỏe, mau phục hồi.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, căng thẳng, lo lắng.
- Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
- Sau khi ra viện cần tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra khả năng lành bệnh.
- Theo dõi các triệu chứng, nếu thấy có biểu hiện xuất huyết dạ dày tái phát thì cần quay lại bệnh viện ngay để thăm khám.
Xem thêm:
- Gợi ý thuốc điều trị xuất huyết dạ dày
- Bị bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
- Dấu hiệu xuất huyết dạ dày và cách điều trị, phòng ngừa