Cách sơ cứu người bị bỏng lửa và nước sôi

Bị bỏng là một trong những tai nạn thường xuyên hay gặp phải trong đời sống hàng ngày, do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ như bỏng do lửa, nước sôi, dầu mỡ, hóa chất.... Tuy nhiên khi bị bỏng, dù cho là nguyên nhân gì thì việc sơ cứu cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Vì vậy trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị bỏng lửa...

Cách sơ cứu người bị bỏng lửa và nước sôi Cách sơ cứu người bị bỏng lửa và nước sôi

Bị bỏng là một trong những tai nạn thường xuyên hay gặp phải trong đời sống hàng ngày, do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ như bỏng do lửa, nước sôi, dầu mỡ, hóa chất.... Tuy nhiên khi bị bỏng, dù cho là nguyên nhân gì thì việc sơ cứu cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Vì vậy trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu người bị bỏng lửa và nước sôi, là những trường hợp xảy ra phổ biến nhất.

1. Sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

- Trong trường hợp này bạn cần nhanh chóng ngâm vùng da bị bỏng vào chậu nước sạch hoặc đưa vùng bị bỏng vào dưới vòi nước và xả nước nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút. Hoặc đặt khăn, quần áo ướt lên vùng bỏng và phải thay khăn thường xuyên. Việc này sẽ giúp vết bỏng bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng da bị bỏng tránh bị viêm nhiễm. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu.

- Sau đó sử dụng một miếng gạc vô khuẩn, hoặc một miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào gây nhiễm trùng cho vết thương. Bạn nên lưu ý, chỉ quấn băng nhẹ nhàng không nên quấn hoặc siết quá mạnh để máu có thể lưu thông.

- Nếu phần da chỉ bị bỏng một ít thì đây chỉ là vết bỏng nhẹ, chỉ cần chăm sóc và thay băng tại nhà 1 - 2 ngày phần da bị bỏng sẽ tự khỏi. Nếu diện tích da bị bỏng rộng và có dấu hiệu sưng phù nề thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

>>> Xem thêm: Bị bỏng có nên bôi kem đánh răng hay không?

vicare.vn-cach-so-cuu-nguoi-bi-bong-lua-va-nuoc-soi

2. Sơ cứu khi bị bỏng lửa

- Các bước tiến hành sơ cứu người bị bỏng do lửa cũng tương tự như bị bỏng nước sôi. Đầu tiên bạn cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bỏng như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy. Tuy nhiên không nên cởi bỏ áo quần ra bằng cách thông thường, cách này sẽ khiến vùng da bỏng bị ảnh hưởng và có thể bị trầy xướt, gây đau rát. Hãy dùng kéo để cắt áo quần khỏi vết bỏng.

- Sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng, nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát được, có thể dùng cách dội nước mát, hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 đến 20 phút.

- Sau đó dúng gạc hoặc vải sạch để băng vết thương, tiến hành như cách sơ cứu vết bỏng do nước sôi. Và sau đó di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

vicare.vn-cach-so-cuu-nguoi-bi-bong-lua-va-nuoc-soi

3. Một số lưu ý chung trong việc sơ cứu khi bị bỏng

- Đối với trường hợp bị bỏng nặng với diện tích lớn trên cơ thể, khi sơ cứu nên nâng cao vùng bị bỏng sẽ giúp vết thương giảm sưng.

- Không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây, kem đánh răng... hoặc bất kỳ chất nào thoa vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách đắp này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng cho nạn nhân.

- Khi vết bỏng có dấu hiệu sưng và ứ nước, không nên chọc vỡ bóng nước hoặc bôi đắp các loại chất bôi không rõ vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng.

- Trong quá trình chăm sóc tại nhà có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng như da bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình thường quanh vết phỏng, vết phỏng có mùi hôi, vết phỏng sưng nhiều... thì phải lập tức đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Xem thêm: Những cách trị bỏng không để lại sẹo cực hay

{lang: 'vi'}