Cách sơ cứu khi bị rắn cắn bạn nên biết
khi bị rắn cắn chúng ta cần bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách để tính mạng của bản thân. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu khi bị rắn cắn.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn bạn nên biết
Rắn nói chung và những loại rắn mang nọc độc nói riêng khi tấn công con người thường rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì vậy, khi bị rắn cắn chúng ta cần bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của bản thân. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu khi bị rắn cắn.
Xác định loại rắn
Khi bị rắn cắn, việc cần thiết và quan trọng nhất là phải nhanh chóng xác định được loại rắn để có cách điều trị thích hợp nhất. Rắn có rất nhiều loại nhưng dựa vào độc tố trong cơ thể chúng ta có thể chia làm 2 loại chính là rắn có độc và không có độc.
Rắn không có độc: vết cắn thường thấy cả 2 hàm răng với các chấm nhỏ hình vòng cung, không có vết răng nanh.
Dấu răng khi bị rắn cắn.
Rắn có độc: vết cắn để lại ít dấu răng nhưng 2 dấu răng nanh sẽ rất rõ. Mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng 5mm và có thêm một số vết răng nhỏ.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Một lưu ý quan trọng dành cho người bị rắn cắn là cần hạn chế hoạt động, nhất là khu vực có vết cắn. Bởi khi cử động chân tay sẽ khiến cho chất độc của rắn nhanh chóng theo máu đi vào cơ thể, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Sau khi đã xác định được loại rắn và vết cắn, ta cần buộc garo trên vết cắn khoảng từ 3 - 5 cm. Ưu tiên sử dụng các dây bản to để buộc garo, tránh dùng dây bản nhỏ vì có thể làm tổn thương vùng garo. Khu vực garo thắt chặt vừa phải và không nên garo quá 30 phút.
Sơ cứu khi bị rắn cắn là rất cần thiết.
Đối với vết cắn của rắn thường: Rửa sạch vết cắn sau đó đưa người bị cắn tới các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để xử lý.
Đối với vết cắn của rắn độc: Sau khi garo, rửa sạch vết thương rồi dùng dao rạch nhẹ vết cắn theo hình chữ thập (+) để máu chảy ra. Vết rạch dài khoảng từ 1 - 2 cm. Nặn cho máu độc ra ngoài hết và máu tươi chảy ra. Rửa sạch lại vết thương và nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất.
Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh hoặc bôi hoá chất, thuốc, lá cây,... lên vết cắn. Đặc biệt, người sơ cứu không sử dụng miệng để hút máu độc từ vết thương đề phòng nhiễm độc.
Tìm hiểu thêm các kiến thức sơ cứu vết thương khác tại chuyên mục Sống khoẻ của HoiBenh.