Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia

Bơi lội là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ phải nhập viện do các bệnh tai, mũi, họng. Trong bài viết này cùng tham khảo ngay những cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia.

Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia

Bơi lội là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ phải nhập viện do các bệnh tai, mũi, họng. Trong bài viết này cùng tham khảo ngay những cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia.

Lý do vì sao dễ mắc bệnh tai mũi họng khi đi bơi?

Thực tế, viêm tai, mũi, họng do đi bơi có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc tốt mỗi khi bơi.

Trong sinh hoạt hàng ngày mũi họng được xem như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên mũi họng có cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý đặc biệt để có thể tự điều chỉnh và bảo vệ. Và điều đặc biệt mũi họng thông qua tai theo vòi nhĩ nên thường khi bị mũi họng thì nguy cơ bị viêm tai cũng rất có thể xảy ra.

Ở những hồ bơi không đảm bảo vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra (như nước mũi, đờm dãi, các hóa chất do mỹ phẩm của các chị em sử dụng hay thậm chí là nước tiểu..) đây là những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tai mũi họng, bệnh về mắt, bệnh về da.

Mũi họng là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên của nguồn bệnh rồi mới đến các cơ quan khác bên trong như tai, xoang, thanh khí - phế quản, phổi, đường tiêu hóa...

Có rất nhiều lý do khiến trẻ dễ mắc các bệnh tai mũi họng khi đi bơi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên biết những cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ để trẻ có thể thoải mái bơi lội mà không lo gặp phải những bệnh nguy hiểm trên.

HoiBenh.vn-cach-phong-tranh-benh-tai-mui-hong-khi-di-boi-cho-tre-tu-chuyen-gia-body-2
Lý do vì sao dễ mắc bệnh tai mũi họng khi đi bơi?

Các bệnh tai mũi họng thường gặp

  • Viêm họng: khi đi bơi về có vẻ mệt mỏi, cổ họng khô, đau rát và sốt.
  • Viêm xoang dẫn đến viêm tai giữa: Sau khi bơi về sẽ xuất hiện những triệu chứng như ngứa múi, nhảy mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi đục có màu vàng hoặc xanh, đôi khi không ngửi được, sốt, nhức đầu, đau vùng má, vùng trán. Nhiễm trùng từ mũi xoang có thể đi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp với những triệu chứng: ù tai, giảm thính lực, đau tai (trẻ thường ôm tai khóc hoặc khóc thét khi ai đó sờ vào tai của trẻ); đôi khi sốt và tiêu chảy; sau đó vài ngày, nếu không được điều trị, mủ sẽ ứ trong tai giữa gây thủng màng nhĩ và chảy ra ngoài.
  • Viêm tai ngoài sau bơi: Thường gặp là nhiễm trùng da ống tai ngoài sau khi tiếp xúc với nước bẩn với các triệu chứng như: ngứa tai, ù tai, giảm thính lực, ống tai viêm sưng đỏ, đau tai ngày càng tăng, nhất là khi sờ vào tai, khi ngáp hoặc khi nhai nuốt (trẻ thường ôm tai khóc); sốt, đôi khi có mủ chảy ra từ tai. Khi độc tố vi khuẩn quá mạnh, sẽ gây viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài. Làm sưng tấy góc hàm bên tai đau, kèm theo có hạch đau nhưng màng nhĩ bình thường.

Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ

HoiBenh.vn-cach-phong-tranh-benh-tai-mui-hong-khi-di-boi-cho-tre-tu-chuyen-gia-body-3
Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ

Đây là những cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia, các mẹ nên tham khảo:

  • Nên chọn những nơi xử lý nước hồ bơi sạch. Không nên bơi ở những hồ ao tù hãm, những khúc sông ngòi bẩn có nhiều cống rãnh đổ vào. Nước bẩn có sẵn nhiều loại vi khuẩn, gây các bệnh như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai...
  • Trước khi bơi phải khởi động đầy đủ, tập thể dục làm nóng cơ thể trước khi xuống nước. Tuyệt đối không nhảy xuống nước tắm hoặc bơi lội khi cơ thể đang ra mồ hôi vì rất dễ bị cảm lạnh đột ngột và chuột rút.
  • Sử dụng dụng cụ nút tai khi đi bơi. Sau bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra, không dùng bông tăm vì vô tình sẽ đẩy vi khuẩn vào sâu trong ống tai.
  • Nên trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: nón bơi, kính bơi, nước muối sinh lý nhỏ mắt, xà phòng,.. Ngoài ra, trước khi xuống hồ chúng ta không nên ăn quá no, nên tắm trước với nước làm sạch cơ thể trước khi xuống hồ bơi.
  • Khi mới bơi xong, tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ấm. Sau đó, xì mũi nhẹ cho nước trong mũi ra sạch, ngoài ra hãy nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý.

Hy vọng với những cách phòng tránh bệnh tai mũi họng khi đi bơi cho trẻ từ chuyên gia trên đây các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con em mình.

Xem thêm:

  • Mầm mống các căn bệnh nguy hiểm từ hồ bơi cần biết
  • 4 lợi ích từ bơi lội mà chúng ta không thể nhìn thấy
  • Bí quyết giữ an toàn cho trẻ khi đi bơi