Cách phòng chống dị tật ở thai nhi mẹ bầu không được ngó lơ

Tình trạng dị tật ở thai nhi đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Vậy cách phòng chống dị tật ở thai nhi như thế nào? các mẹ bầu cần quan tâm đến điều này ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

Cách phòng chống dị tật ở thai nhi mẹ bầu không được ngó lơ Cách phòng chống dị tật ở thai nhi mẹ bầu không được ngó lơ

Tình trạng dị tật ở thai nhi đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Vậy cách phòng chống dị tật ở thai nhi như thế nào? các mẹ bầu cần quan tâm đến điều này ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Nhiễm trùng khi mang thai

Một số nhiễm trùng mà mẹ gặp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cả cho mẹ và bé. Một trong những loại nhiễm trùng nguy hiểm nhất là nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Cứ 4 phụ nữ thì có một người có vi khuẩn này. Nếu bị lây truyền loại vi khuẩn này trong quá trình chuyển dạ hay lúc mới được sinh ra, em bé có nguy cơ bị suy nhược thần kinh mãn tính hoặc bị thiểu năng trí tuệ.

Người mẹ bị cúm 2 lần trong khi mang thai hoặc bị thủy đậu con sinh ra cũng có nguy cơ bị tim bẩm sinh, các dị tật ở xương sống và não cao hơn bình thường.

Ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến

Listeriosis là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi ăn phải những thức ăn bị nhiễm độc với loại vi khuẩn tên là Listeria monocytogenes. Bệnh này nguy hiểm nhất đối với những phụ nữ đang mang thai, có thể gây ra các bệnh về não, thận và tim bẩm sinh cho thai nhi. Bạn nên hạn chế ăn hoặc ngừng ăn pho mát mềm và các loại thịt nguội khi mang thai. Thịt đông lạnh, xúc xích, các loại rau sống các mẹ bầu cũng nên tránh.

HoiBenh.vn-phong-chong-di-tat-o-thai-nhi-body-2
Ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến

Dọn vệ sinh cho mèo

Khi mang thai mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với mèo. Trong phân mèo có chất toxoplasma có thể khiến dị tật thai nhi, khi sinh ra em bé có thể bị thiểu năng trí tuệ, mù hoặc mắc các bệnh khác về não và mắt

Thiếu cân hoặc thừa cân

Trong lần đầu tiên khám thai với bác sĩ, các bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về trọng lượng cơ thể khi mang thai. Nếu bạn không nhận đủ dinh dưỡng, em bé sẽ không có đủ dinh dưỡng để phát triển và bị dị tật bẩm sinh khi ra đời. Nếu cơ thể mẹ tăng cân quá nhanh, bé có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và mắc các vấn đề về hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, não, tủy sống và các chi. Trong thời gian mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ cần phải được theo dõi chặt chẽ.

Uống thuốc không qua chỉ định của bác sĩ

Có rất nhiều loại thuốc nếu mẹ uống khi mang thai, em bé có nguy cơ cao bị dị tật thai nhi bẩm sinh. Nhiều loại kháng sinh, thuốc chống viêm có thể gây bại não, dị tật ở hộp sọ và các khuyết tật về mắt. Các loại thuốc an thần, chống trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc tim bẩm sinh, dị tật các chi, dị tật ống thần kinh và mắc các bệnh liên quan tới xương sống.

Thiếu axit folic khi mang thai

Axit folic có thể làm giảm khoảng 70% nguy cơ mắc tim bẩm sinh, dị tật ở các chi ở trẻ sơ sinh. Trong các lần khám thai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc các loại vitamin bạn có thể sử dụng để bổ sung đủ axit folic trong thai kỳ của mình.

HoiBenh.vn-phong-chong-di-tat-o-thai-nhi-body-3
Bổ sung đủ axit folic cho bà bầu

Sinh con sau tuổi 35

Mẹ tuổi càng cao con sinh ra càng dễ mắc dị tật bẩm sinh, đặc biệt là hội chứng Down. Xét nghiệm tiền sản có thể phát hiện ra thai nhi bị mắc hội chứng Down hay không. Theo ước tính, cứ 106 phụ nữ sinh con sau tuổi 40, sẽ có một em bé sinh ra mắc bệnh Down hoặc bệnh do đột biến nhiễm sắc thể.

Không kiểm soát được lượng đường trong máu

Nếu mẹ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 khi mang thai con sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và có nguy cơ tử vong cao. Chị em cần đi khám bác sĩ theo định kỳ để được điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để giữ lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát trong thời gian mang thai.

Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Mẹ mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ đặt con vào nguy cơ mắc bị thiểu năng trí tuệ, mù lòa hoặc dị dạng xương.

Sử dụng các chất gây nghiện, rượu bia khi mang thai

Ma túy, các loại rượu bia, chất kích thích sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng của bé. Trong bào thai, gan của thai nhi chưa phát triển hoàn toàn nên không thể loại bỏ được độc tố trong rượu bia, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc dị tật ở mặt, chậm phát triển trí tuệ và thể chất. Mẹ hãy từ bỏ thói quen uống rượu, thay vào đó nhấm nháp một ly nước táo sẽ có lợi cho thai nhi hơn.

Đi chụp X-quang

Nhiễm phóng xạ là nguyên nhân gây ra biến đổi gen, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khi em bé được sinh ra. Ngoài ra, chụp X-quang trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ khiến bé bị thấp lùn, đầu nhỏ và chậm phát triển trí não.

Hút thuốc lá

Các chất độc từ thuốc lá sẽ đi trực tiếp qua đường máu ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ hút thuốc lá sinh ra con có nguy cơ cao bị hở hàm ếch, tim bẩm sinh, bàn chân khoèo.

HoiBenh.vn-phong-chong-di-tat-o-thai-nhi-body-4
Các chất độc từ thuốc lá sẽ đi trực tiếp qua đường máu ảnh hưởng tới thai nhi

Bị côn trùng cắn

Bệnh zika có thể bị lây truyền khi muỗi cắn. Phụ nữ mắc virus Zika có thể sinh ra con bị teo não. Hiện này chưa có vacxin phòng ngừa loại virus này nên các mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Ăn uống đồ chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao

Mẹ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, ăn các loại hoa quả, rau chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao có thể khiến con sinh ra bị tự kỷ bẩm sinh, IQ thấp và suy dinh dưỡng bẩm sinh. Vậy nên nếu sống trong khu vực nông nghiệp thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu, chị em cần có các biện pháp.

Các loại dị tật thai nhi

  • Dị tật ống thần kinh thai nhi – Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất thế giới
  • Hội chứng Down
  • Biến dạng chân (chân vẹo)
  • Sứt môi và hở hàm ếch
  • Dị tật tim bẩm sinh
HoiBenh.vn-phong-chong-di-tat-o-thai-nhi-body-5
Dị tật ống thần kinh thai nhi

Cách phòng chống dị tật ở thai nhi

Lên kế hoạch mang thai: Cách phòng ngừa dị tật thai nhi tốt nhất là lên kế hoạch mang thai thật cẩn thận. Nếu trong gia đình đã có người bị dị tật bẩm sinh, bạn có thể có nguy cơ sinh con bị khuyết tật. Bạn có thể phải uống một số loại thuốc, giảm cân hoặc tăng cân khi bác sĩ yêu cầu.

Bổ sung axit folic: Axit folic giúp giảm các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh và não. Vì vậy, hãy bắt đầu bổ sung axit folic trước khi mang thai để có hiệu quả tốt nhất, tuy nhiên hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và sử dụng đúng liều lượng.

Đảm bảo sức khỏe tốt: Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé do đó ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhẹ thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

Ngăn ngừa nhiễm trùng: Đây là cách phòng chống dị tật ở thai nhi mà mẹ bầu hết sức chú ý. Một số bệnh nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ sẽ gây ra những bất thường và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Ví dụ bệnh nhiễm trùng sinh dục do virus Herpes có thể làm trẻ chậm phát triển, khuyết tật về não bộ và suy giảm thính lực. Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ và cố gắng tránh xa những người có bệnh truyền nhiễm.

Không uống rượu: Rượu là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh. Uống rượu trong khi mang thai cũng có thể dẫn đến thai chết lưu và sảy thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc muốn mang thai, bỏ rượu là điều đầu tiên bạn phải làm.

HoiBenh.vn-phong-chong-di-tat-o-thai-nhi-body-6
Rượu là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh

Không hút thuốc: Hút thuốc là một hành động nguy hiểm cho bạn và con bạn. Nó có thể gây thiếu cân ở trẻ sơ sinh, sinh non và dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch. Nếu chồng của bạn hút thuốc lá, anh ta cũng nên bỏ thuốc hoặc ít nhất không hút khi có mặt bạn. Đây cũng là cách phòng chống dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần hết sức để ý

Chủng ngừa: Khi mang thai, có thể có một số vaccine chủng ngừa mà bạn cần phải uống. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật và cũng sẽ tăng cường hệ miễn dịch của bé. Tiêm chủng cũng là một cách để đảm bảo rằng em bé của bạn không bị dị tật bẩm sinh.

Không tự chữa trị bệnh: Có những loại thuốc được biết là gây dị tật bẩm sinh khi sử dụng ở phụ nữ có thai. Do đó, các bà mẹ mang thai tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa có sự thăm khám và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Xét nghiệm sàng lọc: Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, nhiều dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện và can thiệp sớm bằng sàng lọc trước sinh và sơ sinh, giúp đem lại cho trẻ một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường. Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là việc dùng các biện pháp như siêu âm, xét nghiệm máu mẹ, xét nghiệm nước ối, lấy máu gót chân trẻ... để giúp phát hiện sớm các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa hoặc di truyền ngay từ trong giai đoạn bào thai và sơ sinh để có các biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

Nghiên cứu kĩ cách phòng tránh dị tật ở thai nhi trước khi mang thai là điều thật sự cần thiết. Các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu, thực hiện chế độ dinh dưỡng, chế độ sống, luyện tập thể dục, thể thao lành mạnh để con có sức khỏe tốt và thông minh.

Xem thêm:

  • 10 cách đơn giản để ngăn ngừa dị tật thai nhi
  • Làm xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là chuẩn xác
  • Làm thế nào để tránh được dị tật ở thai nhi?