Cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu và là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên toàn thế giới, chỉ đứng sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, loại bệnh này lại có khả năng chữa khỏi lên đến 90% nếu như bạn phát hiện sớm. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng chính xác nhất.
Cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu và là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên toàn thế giới, chỉ đứng sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, loại bệnh này lại có khả năng chữa khỏi lên đến 90% nếu như bạn phát hiện sớm. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng chính xác nhất.
1. Phát hiện sớm ung thư đại tràng, tỷ lệ sống sót cao – thực hư ra sao?
Ung thư đại tràng (hay ung thư đại trực tràng) là một dạng ung thư phổ biến trên toàn thế giới. Theo các thống kê về tuổi tác – giới tính, tỷ lệ bệnh xuất hiện ở nam giới cao hơn so với nữ giới, đồng thời bệnh có tỷ lệ lớn ở độ tuổi từ 40 – 45 tuổi, đặc biệt bùng phát ở nhóm 75 – 80 tuổi.
Xuất hiện nhiều và tỷ lệ tử vong cao (hiện đứng thứ 4 trên thế giới), ung thư đại tràng đã trở thành mối lo lắng của nhiều người. Nhưng một tin vui cho bạn là: những ai phát hiện ung thư đại tràng càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao, thậm chí có thể lên đến 90%.
Theo các số liệu nghiên cứu đã được công bố cho thấy, tỷ lệ sống sót trong 5 năm của những bệnh nhân ở giai đoạn I – II – III – IV của ung thư đại tràng lần lượt là 94% - 84% - 44% - 8%. Điều này cho thấy, điều trị ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm chính là mấu chốt để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
Các bác sỹ cũng cho biết, khi bạn phát hiện kịp thời ung thư đại tràng trong vòng 3 tháng đầu, việc điều trị sẽ có tỷ lệ chữa khỏi rất cao, giảm đau đớn và có thể kéo dài sự sống hơn 30 năm.
2. Tổng hợp cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng
Dựa trên sự khác biệt về tuổi tác
Bệnh ung thư đại tràng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào, tuy nhiên đặc biệt phổ biến ở nhóm tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Nếu bạn đang ở nhóm tuổi này và có biểu hiện bất thường như đi đại tiện có lẫn máu trong phân, hãy đến bệnh viện kiểm tra bởi nguy cơ bạn bị ung thư đại tràng lúc này không hề thấp.
Cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng bằng cách quan sát quá trình đại tiện
Đặc điểm chung của người bị ung thư đại tràng và người bị trĩ là đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, màu sắc máu giữa 2 loại bệnh này lại khác nhau hoàn toàn.
Đối với người bệnh trĩ, máu là máu tươi và tách rời với phân, máu chảy ra sau khi phân đã ra ngoài. Còn ở người bị ung thư đại tràng, màu sẽ có màu sẫm hơn, đa phần trộn lẫn vào phân và có dính chất nhầy.
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ thay đổi thói quen đại tiện hàng ngày và có xu hướng tăng số lần đi đại tiện trong ngày.
Kiểm tra hậu môn để phát hiện ung thư đại tràng
Hầu hết trường hợp bị ung thư đại tràng đều có thể phát hiện sớm bằng việc thò ngón tay vào hậu môn để kiểm tra.
Khi thò sâu vào trong, nếu bạn cảm thấy các cục nhỏ nổi cộm, đó là dấu hiệu của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu thò vào và cảm thấy những viên cứng hoặc viền mép cao và ở giữa lõm sâu vào tương tự như vết loét, đây là nghi ngờ đáng kể cho bệnh ung thư đại tràng.
Đặc biệt, nếu như bạn phát hiện thấy chất dịch nhầy dính dính bên trong, hãy mau chóng đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra nội soi càng sớm càng tốt.
Một số dấu hiệu nguy cơ của ung thư đại tràng
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: khi bạn thường xuyên gặp các bất thường về tiêu hóa như hơi thở nồng mùi, ợ chua - ợ nóng, đau tức bụng trước hay sau khi ăn, đau quặn hoặc đau râm ran..., đó có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn ruột hoặc báo hiệu cho sự tồn tại của khối u có trong đường tiêu hóa.
- Giảm cân đột ngột: nếu bạn không hề luyện tập hay ăn kiêng nhưng cân nặng lại giảm đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư dạ dày...
- Rối loạn trong bài tiết phân: ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường có nhiều rối loạn trong đại tiện như đi táo bón/đi phân lỏng thất thường và kéo dài, bệnh đau quặn, khó chịu khi đi đại tiện, hoặc dù đã đi xong nhưng vẫn muốn rặn thêm...
3. Các xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng
Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư đại tràng thường không có bất kỳ biểu hiện nào cụ thể ngoại trừ các rối loạn tiêu hóa. Vì thế, cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng sớm và chính xác nhất là thông qua các xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu nhằm xác định chất chỉ điểm ung thư CEA.
- Xét nghiệm tìm và phân tích mẫu máu trong phân.
- Nội soi đại tràng.
- Chụp X – Quang, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ...
- Làm sinh thiết...
Tất cả những xét nghiệm và kiểm tra trên sẽ giúp bác sỹ có chẩn đoán cụ thể nhất về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Qua bài viết này và các dấu hiệu hiện thời trên cơ thể, hẳn bạn cũng đã đoán được mình có đang mắc phải ung thư đại tràng hay không. Bên cạnh đó, một số cách phát hiện bệnh ung thư đại tràng thông qua xét nghiệm được đề cập trong bài viết cũng là giải pháp hữu hiệu để có chẩn đoán chính xác nhất. Vì thế, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để có sự đối phó kịp thời, kéo dài sự sống.
Xem thêm:
- Sàng lọc ung thư đại trực tràng
- Các xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng nào là tốt nhất?
- Giáo sư Thượng Hải khuyến cáo: Sàng lọc ung thư đại trực tràng phát hiện sớm 3 tháng có thể sống thêm 30 năm