Cách phân loại, điều trị và phòng chống ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm là một vấn đề thường gặp vì nhầm lẫn trong khâu chọn lọc nguyên liệu mà ra. Ngộ độc nấm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị ngộ độc, thậm chí gây tử vong
Cách phân loại, điều trị và phòng chống ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm là một vấn đề thường gặp vì nhầm lẫn trong khâu chọn lọc nguyên liệu mà ra. Ngộ độc nấm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị ngộ độc, thậm chí gây tử vong. Vậy có những loại ngộ độc nấm nào, cách xử trí khi bị ngộ độc nấm ra sao và có cách phòng ngừa ngộ độc nấm nào không?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Vào mùa xuân, khi thời tiết ấm, ẩm thuận lợi cho các loại nấm phát triển cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm nhất. Sự nhầm lẫn trong việc sử dụng nấm làm nguyên liệu nấu ăn là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra ngộ độc nấm. Chúng ta có thể chia các loại nấm độc ra thành hai loại chính: Loại nấm gây ngộ độc chậm nguy hiểm và loại nấm gây ngộ độc nhanh, ít nguy hiểm hơn.
1. Nấm gây ngộ độc chậm
Độc tính của nấm gây độc chậm
Những loại nấm này thuộc nhóm nấm Amanita phalloid có 6 nhóm độc tố: phallin, phalloidin, phalloin, bêta, amanitin anpha, gamma. Trong đó Phallin là một loại độc tố gây tan máu. Các độc tố khác cũng được tập trung ở gan và gây ra viêm gan nhiễm độc.
Triệu chứng ngộ độc nấm chậm
- Xuất hiện muộn, trong khoảng 6 - 40 giờ sau khi ăn (trung bình là 12 giờ)
- Nôn mửa và ỉa chảy giống tả, kéo dài trong từ 2 - 3 ngày gây ra mất nước, mất muối, truy mạch.
- Suy thận cấp, có thể là suy thận cấp chức năng hoặc thực tổn thận.
- Viêm gan và nhiễm độc: gây vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm mạnh. Hiệu giá của GPT có tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế của bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh. Phức hợp của prothrombin làm giảm biểu hiện mức độ của viêm gan.
- Viêm gan nặng có thể dẫn tới hôn mê gan.
- Có thể thấy đông máu rải rác ở trong lòng mạch gây xuất huyết và sốc.Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm chậm
- Có thể tẩy ruột bằng thuốc tẩy muối(30g), hoặc là sorbitol.
- Sau đó truyền dịch: glucose 5 - 10%.
- Chống rối loạn đông máu bằng cách truyền máu, heparin, nếu như có đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Lọc ngoài thận: khi có các triệu chứng suy thận cấp hoặc là hôn mê gan. Lọc ngoài thận không có tác dụng để loại trừ độc tố đã gắn vào gan.>>> Xem thêm: Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết
2. Loại nấm gây ngộ độc cấp
Triệu chứng của ngộ độc nấm cấp
Các triệu chứng ngộ độc nấm sớm sẽ thường xuất hiện ngay sau khi ăn vào, thường là trước 6 giờ và kéo dài đến vài giờ. Tuỳ thuộc loại nấm, ta có thể thấy:
- Hội chứng cholinergic (do nấm amanita muscaria) gây giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước mắt, ỉa chảy nhịp chậm, chảy nước dãi, đồng tử co, hạ huyết áp.
- Hội chứng atropin (do nấm amanita panthera) có nơi còn gọi là nấm sậy gây giãy giụa, co giật, mê sảng, niêm mạc miệng và mắt khô, mạch nhanh đồng tử giãn và đỏ da; Kèm với các hội chứng về đường tiêu hoá như ỉa chảy, nôn mửa và các chứng ảo giác đơn giản.Cách xử lí khi bị ngộ độc nấm cấp
- Rửa dạ dày và uống natrisulfat 30g.
- Chống hội chứng cholinergic bằng thuốc atropin 0,5 - 1mg tĩnh mạch cho đến khi nào triệu chứng ngộ độc nấm trên có dấu hiệu khô mồm.
- Chống hội chứng atropin bằng: barbituric, kèm với điều chỉnh nước và điện giải.
- Chống lại ảo giác bằng các loại phenothiazin (aminazin).3. Các cách phòng chống ngộ độc nấm
- Xác định lại thời gian từ lúc ăn nấm cho đến lúc có các triệu chứng ngộ độc nấm: Nếu như dưới 6 tiếng người bệnh có thể điều trị ở xã, huyện; nếu như đã quá 6 tiếng thì nên đưa người bệnh lên ngay bệnh viện tỉnh nơi có điều kiện lọc máu.
- Chỉ sử dụng nấm khi biết chắc chắn đó là loại nấm ăn được.
- Tuyệt đối không được ăn các loại nấm lạ, nấm hoang dại kể cả là nấm có màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả, đặc biệt là các loại nấm có đủ vòng cuống, bao gốc.
- Không được ăn thử nấm, nên bỏ bỏ nấm khi có nghi ngờ về chất lượng nấm.
- Không được hái nấm non chưa xòe mũ vì lúc này nấm chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo, khiến cho người ăn khó nhận dạng nấm độc.
- Nấm tươi có thể ăn được nên nấu ăn ngay sau khi hái vì nếu để ôi, dập nát nấm có thể hình thành các loại độc tố mới gây ngộ độc nấm.
- Không được ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.
Trên đây là một vài thông tin bạn cần lưu ý về các loại ngộ độc nấm và cách xử trí khi bị ngộ độc nấm theo từng thể loại cũng như cách phòng tránh ngộ độc nấm mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài viết này hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu thêm kiến thức cũng như phòng và điều trị ngộ độc nấm cho người thân của mình.