Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm đơn giản nhất từ trước đến nay

Tuy triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm khá giống nhau khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn nhưng vẫn có thể phân biệt cảm lạnh với cảm cúm bằng việc tìm hiểu đúng về 2 căn bệnh này. Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm đúng sẽ giúp người bệnh không lo tốn thuốc hại người. Cùng xem đó là cách gì nhé!

Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm đơn giản nhất từ trước đến nay Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm đơn giản nhất từ trước đến nay

Là 2 bệnh khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn, phân biệt cảm lạnh với cảm cúm đúng sẽ giúp người bệnh không lo tốn thuốc hại người. Cùng xem đó là cách gì nhé!

1. Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm vô cùng đơn giản

Tuy triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm khá giống nhau khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn nhưng vẫn có thể phân biệt cảm lạnh với cảm cúm bằng việc tìm hiểu đúng về 2 căn bệnh này.

Nhận biết cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh đường hô hấp trên thường gặp nhất. Bệnh do virus cúm gây ra, có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp như: viêm phế quản cấp, viêm phổi nặng, cảm cúm do phế cầu có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

vicare.vn-cach-phan-biet-cam-lanh-voi-cam-cum-don-gian-nhat-tu-truoc-den-nay-body-1
Cảm cúm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Các triệu chứng của cảm cúm diễn tiến đột ngột, nhanh và dồn dập, tăng nặng nhanh:

  • Đau đầu
  • Sốt cao 38 – 39oC
  • Đau nhức toàn thân, sổ mũi
  • Có thể kèm tiêu chảy, đau đầu dữ dội, buồn nôn

Cảm cúm không có thuốc đặc trị và lây lan nhanh nên thường được sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng bệnh. Bệnh có thể tự khỏi sau một tuần mà không cần phải điều trị.

Nhận biết cảm lạnh

Đây là căn bệnh thường xảy ra khi giao mùa hay thời tiết thay đổi dẫn đến sự kích ứng cho cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chảy nước mũi, đau đầu, chóng mặt.

Bệnh là do virus gây ra nhưng chỉ gây biến chứng cho đường hô hấp trên như nghẹt mũi, viêm tai giữa.

Các triệu chứng nhận biết bệnh cảm lạnh bao gồm:

  • Đau rát vùng cổ họng
  • Sổ mũi, hắt hơi kèm chảy nước mắt và ho
  • Trong người cảm thấy bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn đảm bảo năng suất công việc, không quá mệt mỏi như cảm cúm.
  • Kèm sốt nhẹ

Sau 3-7 ngày, các triệu chứng của cảm lạnh sẽ hết. trường hợp triệu chứng kéo dài sau 7 ngày có thể do bội nhiễm hoặc do bệnh lý khác kèm theo.

2. Làm thế nào để phòng tránh cảm lạnh và cảm cúm khi giao mùa?

Giao mùa là thời điểm thuận lợi cho các bệnh ký đường hô hấp phát triển trong đó không thể thiếu cho cảm cúm và cảm lạnh. Dưới đây là một số cách giúp chúng ta có thể sống khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa mà không lo mắc phải căn bệnh cảm cúm hay cảm lạnh nha.

Chú ý về dinh dưỡng

Ăn uống đúng chất là cách giúp cơ thể khỏe mạnh và chống chọi lại bệnh tật một cách hiệu quả nhất. Bạn cần chú ý bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho cơ thể như: Vitamin C, A, E, chất Selenium,... có trong rau củ quả. Các chế phẩm có chất kháng sinh tự nhiên như tỏi để ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.

vicare.vn-cach-phan-biet-cam-lanh-voi-cam-cum-don-gian-nhat-tu-truoc-den-nay-body-2

Uống nhiều nước

Uống đủ nước trong ngày, từ 2-3 lít nước tùy vào trọng lượng của cơ thể. Nước giúp đào thải chất độc giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Khi bị cúm có thể uống các loại nước ấm, trà ấm, trà gừng,... để giúp giảm triệu chứng ngạt mũi.

Vệ sinh tay và cơ thể sạch sẽ

Đường lười tắm vào mùa lạnh hay vội vàng khi rửa tay. Việc vi khuẩn bám ở tay và cơ thể có là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh và cảm cúm hơn đấy.

Khi chế biến thức ăn cũng cần đảm bảo tay bạn đã sạch và chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vệ sinh miệng bằng nước muối

Không chỉ giúp ngăn ngừa hôi miệng mà nước muối còn giúp ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả bởi nó sẽ giúp hạn chế vi khuẩn trong miệng và đường hô hấp trên cho bạn. Hãy súc miệng bằng nước ấm sau khi đánh răng để bảo vệ đường hô hấp trên cho bạn.

vicare.vn-cach-phan-biet-cam-lanh-voi-cam-cum-don-gian-nhat-tu-truoc-den-nay-body-3

Luôn giữ ấm cho cơ thể

Luôn giữ ấm cho cơ thể là điều cần thiết nhất trong mùa lạnh. Đi tất để giữ ấm chân, khăn giữ ấm phần cổ họng và mũ để giữ cho tai và đầu luôn ấm. Đặc biệt, trong môi trường khói bụi, ô nhiễm bạn nên chú ý sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc

Khi có dịch cúm xảy ra nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu bạn là nạn nhân của chúng hãy ở nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Tóm lại, cảm cúm và cảm lạnh là bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn và điều trị sai cách dẫn đến tổn hao tiền mua thuốc và sức khỏe của người bệnh. Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm và cách phòng tránh bệnh hiệu quả ở trên hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu và phòng bệnh tốt.

Xem thêm:

  • Bị cảm lạnh uống thuốc gì?
  • Khi bị cảm lạnh, 5 loại thực phẩm này tuyệt đối đừng động vào
  • Cảm cúm "xoàng" cũng có thể dẫn đến tử vong