Cách pha nước muối rửa mũi
Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến với đặc điểm mô tế bào trong mũi sưng lên, kèm theo đó có thể nghẹt xoang và tiết dịch mũi (chảy mũi). Mỗi khi nghẹt mũi do cảm lạnh hay dị ứng, chúng ta có cách điều trị bằng dung dịch nước muối rửa mũi. Vậy cách pha nước muối rửa mũi như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tham khảo cách làm qua bài viết sau.
Cách pha nước muối rửa mũi
Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến với đặc điểm mô tế bào trong mũi sưng lên, kèm theo đó có thể nghẹt xoang và tiết dịch mũi (chảy mũi). Mỗi khi nghẹt mũi do cảm lạnh hay dị ứng, chúng ta có cách điều trị bằng dung dịch nước muối rửa mũi. Vậy cách pha nước muối rửa mũi như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tham khảo cách làm qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Xem xét nhiều khả năng khác nhau, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nghẹt mũi như là:
- Bệnh cảm lạnh, cúm, viêm xoang hay dị ứng là những bệnh phổ biến nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi.
- Các chất gây kích ứng bên ngoài môi trường như hóa chất hoặc khói cũng gây ra nghẹt mũi
- Một số người mắc chứng chảy mũi mãn tính mà người ta còn gọi là viêm mũi vận mạch hay VMR (vasomotor rhinitis).
2. Cách điều chế dung dịch nước muối rửa mũi
Chuẩn bị vật liệu cần thiết để pha chế nước muối
Pha chế nước muối rửa mũi rất đơn giản vì tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là một chút muối trắng và nước. Muối biển hoặc muối ăn đều có thể dùng được, nhưng bạn nên dùng muối không chứa iốt (muối hột) nếu bạn bị dị ứng với iốt, và dùng muối hột trắng thì tác dụng sẽ hiệu quả cao hơn là muối iốt.
Điều chế dung dịch nước muối
Điều chế nước muối rửa mũi không chỉ đơn thuần là trộn muối vào nước như chúng ta hay làm để súc miệng hàng ngày hoặc vệ sinh thân thể. Khi pha muối vào nước, bạn nên sử dụng nước nóng để muối có thể hòa tan hết.
Bạn tiến hành đun sôi khoảng 250 ml nước, sau đó để nước bớt nóng thì mới tiến hành điều chế dung dịch nước muối. Trộn 1⁄4 thìa cà phê muối vào nước và quấy đều cho đến khi muối tan. 1⁄4 thìa cà phê muối kết hợp với 250 ml nước tạo ra dung dịch có nồng độ phù hợp với lượng muối của cơ thể.
Đối với trường hợp, người bệnh bị nghẹt mũi nặng và có nhiều dịch nhầy khiến bạn không thể thở, thì bạn nên pha dung dịch muối có nồng độ cao hơn. Nếu bình thường bạn sẽ pha 1⁄4 thìa cà phê muối kết hợp với 250ml nước thì với trường hợp này, bạn nên dùng 1⁄2 thìa cà phê muối để pha với 250ml nước.
Như vậy, dung dịch nước muối rửa mũi này sẽ có nồng độ muối cao hơn của cơ thể, sẽ rất hữu hiệu khi mũi nghẹt nặng và có nhiều dịch nhầy. Một điểm lưu ý với loại dung dịch nồng độ muối cao hơn cơ thể đó là không được dùng nước muối này để rửa mũi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới năm tuổi.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc cho thêm muối nở (tùy chọn). Nửa thìa cà phê muối nở giúp điều chỉnh độ pH của dung dịch, giảm rát mũi khi mũi đang đau, đặc biệt nếu bạn sử dụng nước muối có hàm lượng muối cao. Nếu bạn muốn thêm muối nở vào trong dung dịch thì nên thêm khi nước vẫn còn ấm và trộn đều để hòa tan nó hoàn toàn.
Bạn có thể pha muối và muối nở vào nước cùng lúc nhưng nếu cho muối trước bạn sẽ dễ hòa tan hơn.
Sau khi pha chế được dung dịch muối rửa mũi, bạn nên cho dung dịch này vào bình phun để có thể dễ dàng mang theo bên mình và xịt mũi khi cần. Chờ đến khi nhiệt độ nước muối bằng nhiệt độ phòng thì mới được sử dụng. Phần dung dịch nước muối rửa mũi vừa pha chế còn dư thì chỉ có thể dùng trong hai ngày sau đó, sau thời gian này bạn phải đổ bỏ và pha chế dung dịch mới.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách pha chế nước muối rửa mũi mà HoiBenh muốn chia sẻ tới các bạn đọc, hi vọng các bạn đã biết cách pha chế dung dịch nước muối rửa mũi. Dung dịch nước muối rất an toàn và hợp vệ sinh, bạn có thể điều chế dung dịch tại nhà một cách đơn giản, vì vậy bạn hãy dành thời gian pha chế dung dịch để có thể đảm bảo chất lượng và an tâm khi sử dụng.