Cách nhận biết sớm bệnh đau ruột thừa không thể bỏ qua
Bệnh đau ruột thừa nếu được phát hiện muộn sẽ để lại nhiều biến chứng hoặc rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần nhận biết sớm thông qua các triệu chứng của cơ thể để có phương án tốt nhất cho điều trị.
Cách nhận biết sớm bệnh đau ruột thừa không thể bỏ qua
Bệnh đau ruột thừa nếu được phát hiện muộn sẽ để lại nhiều biến chứng hoặc rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần nhận biết sớm thông qua các triệu chứng của cơ thể để có phương án tốt nhất cho điều trị.
Đau ruột thừa là đau ở vị trí nào?
Ruột thừa là bộ phận nhỏ bằng ngón tay cái nằm dưới bên phải của bụng, 1 đầu bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng - đoạn đầu của ruột già.
Khi lòng ruột bị tắc nghẽn sẽ khiến các chất thải ở ruột già tích tụ, sau đó vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, gây viêm sưng, nhiễm trùng và tiến triển thành đau ruột thừa. Thông thường, đau ruột thừa sẽ xảy ra ở phía dưới bên phải bụng. Phần này gồm có ruột thừa, cơ quan nhỏ lưu trữ lợi khuẩn thúc đẩy tiêu hóa tốt và hỗ trợ miễn dịch.
Khi bị viêm ruột thừa, mọi hoạt động hằng ngày của con người đều bị ảnh hưởng và là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính nhưng lại có dấu hiệu không rõ ràng, nhất là khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Các dấu hiệu nhận biết sớm đau ruột thừa
Các cơn đau bụng kéo dài
Viêm ruột thừa gây ra những cơn đau dữ dội, kéo dài từ rốn tới vùng bụng dưới. Sau đó, cơn đau sẽ tăng lên sau 6-24 giờ. Khi đau, bạn sẽ bị gián đoạn mọi hoạt động vì cơ thể chuyển động sẽ khiến bạn càng đau hơn. Lúc này cần đi tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Đi tiểu thường xuyên
Khi bị đau ruột thừa sẽ có dấu hiệu đau bàng quang và đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là viêm và nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bài tiết.
Chán ăn
Khi hệ tiêu hóa có vấn đề kèm theo những cơn đau do viêm ruột thừa, nôn ói sẽ khiến người bệnh sợ khi ăn, ngại ăn mặc dù vẫn biết phải nạp năng lượng bù cho dưỡng chất mất đi cho cơ thể.
Run và sốt
Người bị đau ruột thừa sẽ có biểu hiện sốt nhẹ khoảng 38-38,5 độ C do cơ thể bị nhiễm trùng. Ngoài sốt, sẽ có run, ớn lạnh. Lúc này, cơ thể đã lên tiếng bị viêm và gửi những tế bào tấn công đến nơi bị viêm nhiễm khiến người bệnh đau, sốt và run, ớn lạnh.
Bụng cồn cào, nôn ói kéo dài
Người bệnh sẽ gặp vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa gây hậu quả: Nôn ói kéo dài, tiêu chảy, đau bụng,... Điều này khiến người bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể, thiếu chất.
Thành bụng co cứng
Đây là dấu hiệu của bệnh đau ruột thừa, triệu chứng này sẽ tăng dần lên và có nguy cơ bị vỡ ruột thừa.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đau ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đau dạ dày nên để biết mình có bị đau ruột thừa hay không thì cần tới bệnh viện thực hiện các xét nghiệm như: Bệnh học, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, CT scan,... Do đó, khi nhận biết mình bị 1 trong các dấu hiệu đau ruột thừa kể trên cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh đau ruột thừa
Để không bị cơn đau của bệnh đau ruột thừa có cơ hội hành hạ, cách tốt nhất là phòng tránh chúng để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ viêm ruột thừa.
Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý: Các thực phẩm con người dung nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe. Các thực phẩm tốt để phòng tránh đau ruột thừa được khuyến cáo gồm:
- Bơ sữa: Bơ sữa có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong ruột thừa và làm dịu hệ thống tiêu hóa, giảm bớt các cơn đau.
- Cây bạc hà: Cây bạc hà là thảo dược có mùi nhẹ nhàng. Ăn 2-3 lá bạc hà mỗi ngày sẽ giúp điều trị khí đường ruột và giảm các cơn đau.
- Nghệ: Nghệ là biện pháp tốt để phòng ngừa và điều trị đau ruột thừa trong việc thuyên giảm các cơn đau. Hiệu quả hơn khi bạn ăn nghệ với sữa nóng.
- Chanh: Chanh giúp giảm đau, khó tiêu và táo bón. Các chất có trong múi chanh còn có tác dụng giảm bớt đau đớn. Kết hợp mật ong với chanh sẽ ngăn chặn được các triệu chứng đau ruột thừa.
- Sữa nước: Uống sữa nước giúp phòng ngừa viêm ruột thừa bằng cách ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm thiểu cơn đau và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm nên hiệu quả trong điều trị viêm ruột thừa. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch, làm dịu cơn đau và giảm viêm.
- Húng quế: Húng quế là thảo dược được sử dụng phòng và điều tị nhiều bệnh khác nhau. Trong bệnh đau ruột thừa, húng quế làm dịu cơn đau, giảm sốt và hỗ trợ giảm sưng.
- Gừng: Gừng làm giảm triệu chứng buồn nôn, ói mửa.
Ngoài ra bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt tích cực:
- Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Điều này khiến tinh thần thoải mái và hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ. Không nên thức khuya vì hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn, tăng nguy cơ viêm ruột thừa.
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn nhanh, ăn khuya.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Tránh căng thẳng mệt mỏi.
Xem thêm:
- Khi bị bệnh đau ruột thừa nên ăn gì cho hợp lý?
- Đau ruột thừa trong bao lâu, biểu hiện và các giai đoạn thường gặp?