Cách nhận biết khi bị nấm Candida tấn công

Nấm candida là một trong những loại nấm gây bệnh cho người và động vật phổ biến nhất. Nấm này thường ở gây bệnh chủ yếu ở da, vùng niêm mạc miệng và âm đạo của phụ nữ, thậm chí trên quy đầu dương vật chưa cắt của nam giới.

Cách nhận biết khi bị nấm Candida tấn công Cách nhận biết khi bị nấm Candida tấn công

Tuy nhiên, trên một số cơ địa đặc biệt như cơ thể suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, ung thư... có thể nhiễm nấm nội tạng hoặc nấm có thể xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng huyết. Tùy theo vị trí mà có biểu hiện tình trạng bệnh khác nhau và các cách điều trị khác nhau. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khắc phục được bệnh. Tuy hiện nay có nhiều chủng loại thuốc chữa, nhưng tình hình kháng nấm Candida hiện nay cũng khá cao.

Thế nào là nấm Candida?

Candida thuộc lớp Aldelomycetes, là một loại vi nấm hoại sinh ở người và động vật, phần lớn ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa phát triển ở những chỗ ấm ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo. . , hiếm khi cố định trên da khô và nhẵn.

Trên cơ thể bình thường nấm Candida sống ở trạng thái hoại sinh không gây bệnh, với số lượng ít. Khi có điều kiện thích hợp, nấm chuyển sang dạng kí sinh hoặc xâm nhập từ bên ngoài để gây bệnh, khi đó số lượng nấm tăng sinh rất nhiều, xuất hiện những sợi nấm giả (Pseudohyphae) cho phép xâm nhập vào sâu trong tổ chức và gây bệnh cho cơ thể. Nấm Candida thường thấy khoảng 30% ở miệng, 40% ở âm đạo, 15% ở phế quản, 33% ở ruột. . .

vicare.vn-cach-nhan-biet-khi-bi-nam-candida-tan-cong-body-1

Phân loại nấm Candida

  • Candida albicans: nguyên nhân gây bệnh nhiễm Candida chủ yếu ở người và động vật máu nóng.
  • Các loại Candida khác: như C. tropicalis, C. glabrata, C. stellatoidae...

Hình thể và độc lực của Candida

Hình thể

  • Nấm đa hình.
  • Dạng men: hình cầu hoặc hình bầu dục, sinh sản bằng hình thức nẩy chồi - ống mầm.

Độc lực

Nấm có khả năng dính kết với mô vật chủ nấm kí sinh, do có tính kỵ nước Gây giảm đáp ứng miễn dịch của ký chủ.

Tính lưỡng tính: sợi nấm giả giúp vi nấm phát triển dọc theo rãnh tế bào và đi xuyên qua các lỗ vào mô, sản xuất enzyme ly giải các protein thuộc hàng rào miễn dịch của ký chủ.

Nguyên nhân và đường lây bệnh nấm Candida

  • Nấm phát triển khắp mọi nơi, ngay cả trong cơ thể. Nhiệt độ cao và ẩm ướt là tác nhân kích thích phát triển nấm như ở bộ phận sinh dục, đường tiết niệu và một số khu vực khác trên da.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, người có bệnh tiểu đường, ung thư, nhiễm HIV/AIDS.
  • Điều trị kháng sinh dài ngày.
  • Người truyền sang người: mẹ truyền sang con.
  • Bệnh viện cũng là 1 nguồn bệnh lây nhiễm cao: nhân viên y tế và bệnh nhân sang bệnh nhân, dụng cụ y tế không đảm bảo vệ sinh. . ...

Ngoài ra, bệnh nấm Candida có thể lây qua nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh. Bệnh có thể lây lan qua các công cụ dùng chung như khăn, quần áo đặc biệt quần lót, bàn chải. . .

Triệu chứng khi nhiễm nấm Candida

Candida miệng – hầu

Niêm mạc miệng đỏ, đau nhức trong miệng, gây khó khăn trong việc nhai nuốt, đốm trắng có thể riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau thành mảng dễ bong tróc, cọ xát dễ gây chảy máu, gây viêm, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, gây mất vị giác. Khi bệnh trở nên phát triển nặng hơn, các vùng tổn thương do nấm gây ra lan xuống thực quản (nấm thực quản), rồi sau đó là dạ dày, ruột. Gây khó khăn trong việc nuốt, gây ra cảm giác nghẹn.

Ngoài những biểu hiện lâm sang này thì các biểu hiện khác của nấm Candida cũng khá nghèo nàn. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý để nhận biết chúng.

vicare.vn-cach-nhan-biet-khi-bi-nam-candida-tan-cong-body-2

Nấm candida thực quản –dạ dày- ruột

Nấm candida ở thực quản - dạdày - ruột ít có biểu hiện lâm sàng nhiều nên dễ nhầm với các bệnh khác.

Triệu chứng hay gặp nhất là khó nuốt, nghẹn ở cổ; khi bệnh đã nặng lên thì biểu hiện nuốt đau. Bệnh nhân có thể có cảm giác khi ăn là: nghẹn ở cổ, đau dọc xương ức, nặng hơn là nôn ra máu. Ngoài ra, Candida tăng sinh nhiều trong ruột gây nên rối loạn tạp khuẩn làm xuất hiện các triệu chứng: tiêu chảy, sôi bụng, ngứa, viêm đỏ hậu môn... Candida tạo màng giả làm niêm mạc thực quản, dạ dày, ruột, bị phá hủy, gây nên nên viêm ruột cấp: đi lỏng hoặc táo bón, đi ngoài ra máu, mất nước, chảy máu thực quản, hẹp thực quản....

Biểu hiện lâm sàng tiêu chảy của nấm ruột là giống với tiêu chảy do nguyên nhân khác nên có thể dễ gây ra nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do vậy, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán qua xét nghiệm: soi hoặc cấy tìm nấm trong phân.

Chẩn đoán: nội soi, soi tươi, cấy nấm.

Ở đường tiết niệu, sinh dục

  • Viêm âm hộ, âm đạo: bệnh nhân thấy ngứa nhiều, rát bỏng ở âm hộ, âm đạo. Khí hư nhiều tạo thành mảng bột trắng. Rát khi đi tiểu và đau khi quan hệ tình dục. Tại chỗ niêm mạc đỏ, phù nề, có nhiều mảng trắng.
  • Viêm bao quy đầu: Bệnh nhân thấy ngứa, nhưng niêm mạc bao quy đầu không bị loét, nếp giữa quy đầu và bao quy đầu phủ lớp trắng ngà như bã đậu hoặc như sữa đục.
  • Viêm đường tiết niệu với các biểu hiện: Viêm niệu đạo (ngứa và đau khi tiểu, nước tiểu chứa những dây tơ và mủ); viêm bàng quang (đau tức vùng bàng quang, đái rắt, khó đái, nước tiểu đục, đôi khi có mủ); hoặc viêm bể thận (do nhiễm nấm ngược dòng).

Nấm Candida ở da, và móng

Có thể là những đốm hoặc những mảng màu đỏ hoặc màu trắng trên da, những đốm này ngứa, rát và đôi khi có thể bị sưng lên (viêm), chảy máu. Cọ xát hoặc va chạm dễ làm chảy máu. Khó khăn trong việc thay đồ.

Nấm máu

Khi nấm nhiễm vào máu thì có nghĩa bệnh đã trở nên nặng. Bệnh có thể gây ra triệu chứng sốt và các cơn ớn lạnh.

Nấm lan tỏa

Khi nấm phát triển nhiều, bệnh trở nên nặng hơn, vi nấm theo đường mạch máu tấn công tim, thận, xương, khớp, mắt, não gây nguy cơ tử vong cao.

Bạn cần gặp bác sĩ khi có những triệu chứng

Với những triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ:

  • Khi thấy xuất hiện các đốm trắng trên nướu, răng, lưỡi, vòm họng, amidan,...
  • Miệng đau, rát, ăn không thấy ngon hoặc mất vị, hay chảy nướu chân răng.
  • Bụng khó chịu, tiểu rắt, đi lỏng hoặc táo bón lâu ngày không khỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau rát vùng âm đạo-âm hộ, quy đầu, hậu môn
  • Dễ chảy máu khi cọ xát hoặc đụng vào vết thương trên da;
  • Móng có những đốm đỏ, trầy bóc vẩy, những mảng trắng, dễ chảy máu...
vicare.vn-cach-nhan-biet-khi-bi-nam-candida-tan-cong-body-3

Các biện pháp phòng ngừa nấm candida

  • Nơi ở, khu sinh hoạt phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, khô ráo để hạn chế nấm phát triển.
  • Không để chân tay thường xuyên ẩm ướt, vệ sinh tay sạch sẽ khi cầm nắm, đi vệ sinh, sờ vào lông thú nuôi...
  • Quần áo rộng rãi, dễ thấm và thoát mồ hôi, nhất là quần áo lót, không nên mặc quần áo quá dày, quá chật, phải khô không để ẩm ướt, không dùng chung đồ dung với người khác.
  • Tắm giặt thay đồ thường xuyên, nhất là quần áo lót. Đối với phụ nữ, khi trong thời kì kinh nguyệt thì phải vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh gây viêm nhiễm.
  • Không thụt rửa âm đạo, nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ, không rửa quá sạch, rửa nhiều lần âm đạo vì sẽ làm mất cân bằng vi sinh vật, độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm, khi vệ sinh xong cần làm khô đúng cách.
  • Nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm, sau khi quan hệ thì cần vệ sinh sạch sẽ.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ổn định.

Điều trị

Các thuốc kháng nấm được sử dụng. Cách chữa trị phụ thuộc vào loại nấm và mức độ nhiễm nấm Candida của bạn. Bệnh nhân cần được chuẩn đoán, hướng dẫn và uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số thuốc đề xuất thường xuyên sử dụng khi bị nhiễm nấm Candida:

Nhiễm nấm ở miệng

  • Itraconazole (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày.
  • Fluconazole 150mg uống 1 viên duy nhất, hoặc dạng bôi.
  • Nystatin, clotrimazole,...

Nhiễm nấm ở thực quản

Nystatin, Fluconazol, Itraconazol (PO). Sau 5 ngày nếu nội soi vẫn dương tính thì dùng Amphotericin B.

Nhiễm nấm ở da

Thuốc bôi như nystatin, miconazole, clotrimazole, naftifine, ketoconazole, Amphotericin B.

Nhiễm nấm ở âm đạo

Bôi clotrimazole, miconazole, butoconazole, terconazole, tioconazole; Viên đặt âm đạo : Nystatin 1viên/ngày trong 14 ngày. Miconazole hoặc Clotrimazole 200mg, 1 viên/ngày trong 3 ngày, 1 viên/ngày trong 3 ngày 1 liều duy nhất.

Nhiễm nấm trong máu và lan tỏa

1 số thuốc đề xuất:

  • Amphotericin deoxycholat 1 mg/kg mỗi ngày
  • Fluconazol 12 mg/ kg tĩnh mạch hoặc uống mỗi ngày
  • Amphotericin B dạng lipid 3-5 mg/kg mỗi ngày.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về viêm âm đạo do nấm Candida
  • Nấm Candida sinh dục - “Cứng đầu” nhưng không bất trị
  • Thuốc điều trị nấm Candida ở nam giới