Cách nấu cháo trứng gà giải cảm cho bà bầu
Một trong những cách giải cảm tốt nhất cho bà bầu mà không cần dùng thuốc đó là món cháo trứng gà. Cách nấu cháo trứng gà giải cảm cho bà bầu khá đơn giản, không mất nhiều thời gian mà vẫn cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé
Cách nấu cháo trứng gà giải cảm cho bà bầu
Công dụng của cháo trứng gà đối với sức khỏe bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, nhiều bà bầu thường xuyên bị ốm vặt, bị cảm. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc nhiều lần, đặc biệt là thuốc kháng sinh để điều trị bệnh sẽ không tốt cho cả mẹ và em bé trong bụng. Ăn cháo trứng gà giải cảm là cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả, giúp bà bầu giải cảm mà không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị.
Trong trứng gà có nhiều thành phần dinh dưỡng: đạm; vitamin A, D, E; khoáng chất canxi, magie,.. Nếu ăn cháo trứng gà kèm với lá tía tô, hành lá hoặc các loại rau gia vị có tính ấm sẽ kích thích cơ thể ra mồ hôi, giải cảm rất tốt, đồng thời hỗ trợ điều trị ho và long đờm. Do đó, món cháo trứng gà, cháo trứng gà tía tô (hành lá) không chỉ giúp bà bầu giải cảm trong khoảng thời gian ngắn mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bà bầu và em bé.
Cách nấu cháo trứng gà giải cảm cho bà bầu
Nguyên liệu: 1⁄3 chén con gạo trắng, 2 - 3 quả trứng gà ta, 1 nắm lá tía tô, hành tím củ, hành lá và gia vị
Cách nấu cháo trứng gà giải cảm cho bà bầu:
- Bước 1: Vo gạo, cho gạo vào nồi. Lượng nước cho vào nồi sẽ phụ thuộc và sở thích ăn cháo loãng hay đặc của bà bầu. Sau đó, cho nồi gạo lên bếp, nấu trong vòng 30 phút
- Bước 2: Lấy lá tía tô để ra rổ, loại bỏ lá sâu, lá già. Tốt nhất nên rửa lá tía tô bằng nước vo gạo để loại bỏ được nấm và ký sinh trùng trên lá rồi rửa lại bằng nước rạch. Tiếp đến, vớt lá tía tô ra rổ cho ráo nước và đem đi thái nhỏ
- Bước 3: Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá có thể có hoặc không (phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của bà bầu)
- Bước 4: Khi nồi cháo đã sôi, các hạt gạo nở to, mềm, bà bầu cho hành tím vào nồi. Nếu muốn nồi cháo có trở nên thơm ngon hơn, bà bầu có thể xào qua với dầu ăn trước khi cho vào nồi cháo.
- Bước 5: Trứng đập ra bát, khuấy đều, cho vào nồi cháo, khuấy đều cháo và trứng để hòa quyện vào nhau; nêm nếm gia vị vừa ăn. Nấu tầm 1 đến 2 phút thì tắt bếp
- Bước 6: Cuối cùng, cho lá tía tô đã thái nhỏ vào nồi cháo đảo đều; hoặc cho lá tía tô vào bát trước khi múc cháo cho vào.
Cách nấu cháo trứng gà hành cũng tương tự với cách nấu cháo trứng gà tía tô. Còn nếu không ăn được hành, tía tô hoặc các loại rau gia vị khác, mẹ bầu có thể bỏ qua các loại rau này; lúc này, nguyên liệu chỉ cần có gạo, trứng và các loại gia vị.
Để tăng giá trị giải cảm, bà bầu nên ăn món trứng gà tía tô khi còn ấm nóng. Cơ thể chị em sẽ được bồi bổ, trị cảm cúm hiệu quả, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nóng có thể khiến niêm mạc cổ họng và lưỡi bị tổn thương.
Với những bà bầu bị cảm, tốt nhất nên ăn cháo khi còn ấm nóng vì lúc đó vị cháo thơm ngon nhất, không bị tăng và quan trọng nhất là gia tăng hiệu quả giải cảm, tăng cường sức đề kháng. Lưu ý, không nên ăn cháo quá nóng có thể gây bỏng lưỡi, làm tổn thương niêm mạc cổ họng. Bên cạnh đó, bà bầu cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để bệnh mau khỏi mà không cần dùng thuốc.
Ngoài món cháo trứng tía tô, bà bầu còn có thể lựa chọn các món cháo khác theo sở thích để giải cảm như: món cháo hành thịt băm, cháo tía tô thịt băm, cháo gà, cháo thịt bò,.. Khi nấu cháo, bà bầu có thể cho thêm một số loại gia vị ăn kèm để tăng cường hiệu quả giải cảm như: hành, hẹ, tía tô, lá lốt,... Cuối cùng, bà bầu đừng quên lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng; sơ chế và chế biến sạch sẽ, nên ăn chín, uống sôi,...
Xem thêm:
- 6 nguyên tắc vàng đề phòng cảm cúm mùa hè hiệu quả
- 6 cách điều trị ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả
- Những loại hoa quả tốt cho bà bầu