Cách nấu cháo đủ chất, dễ tiêu cho bé bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em và điều này gây lúng túng cho không ít người làm ba mẹ lần đầu. Trong thời gian bé bị tiêu chảy, chế độ ăn uống là cực kỳ cần thiết và cháo thường là lựa chọn tốt. Bạn đã biết cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy chưa?

Cách nấu cháo đủ chất, dễ tiêu cho bé bị tiêu chảy Cách nấu cháo đủ chất, dễ tiêu cho bé bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em và điều này gây lúng túng cho không ít người làm ba mẹ lần đầu. Trong thời gian bé bị tiêu chảy, chế độ ăn uống là cực kỳ cần thiết và cháo thường là lựa chọn tốt. Bạn đã biết cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy chưa?

1. Lý do gì khiến cháo trở thành lựa chọn tối ưu cho bé bị tiêu chảy

Theo các thống kê trên toàn thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó, nếu như bệnh tiêu chảy kéo dài và không có sự điều trị - chăm sóc phù hợp, bé sẽ mất rất nhiều nước và đe dọa đến tính mạng.

Chính vì thế, ở giai đoạn bệnh, chế độ chăm sóc cũng như dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để chữa đi ngoài cho bé, quyết định khả năng vượt qua bệnh và phục hồi sau bệnh của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm mềm và lỏng, dễ tiêu hóa. Cháo lúc này trở thành lựa chọn lý tưởng nhất.

Một số lý do khiến cháo trở thành món ăn tốt cho bé:

  • Dễ tiêu hóa và dễ hấp thu dinh dưỡng mà không gây bất cứ kích thích nào đến niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Các món cháo rất đa dạng và được chế biến bằng cách phối hợp nhiều thực phẩm khác nhau như thịt nạc, rau củ... vì thế đầy đủ dinh dưỡng.
  • Cháo cũng là giải pháp bù nước – chất điện giải cho bé khi bị tiêu chảy.
vicare.vn-cach-nau-chao-du-chat-de-tieu-cho-be-bi-tieu-chay-body-1

2. Hướng dẫn 4 cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy

Tuy cháo rất tốt cho tiêu hóa nhưng đây lại không phải món khoái khẩu của nhiều bé vì cháo có vị khá nhạt, không quá đặc sắc. Chính vì thế, làm sao để chế biến được món cháo thơm ngon mà vẫn bổ dưỡng, dễ tiêu lại là thử thách không hề nhỏ đối với các bà mẹ nếu muốn chữa đi ngoài cho bé. Các công thức dưới đây sẽ giúp bạn.

Cháo thịt gà nấu bí đỏ

Nguyên liệu món ăn:

  • 80 gram gạo tẻ.
  • 50 gram bí đỏ.
  • 50 gram thịt gà.
  • Các loại gia vị, dầu ăn dinh dưỡng.
  • 300ml nước dùng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, băm nhỏ thịt gà và thêm vào đó khoảng 2 đến 3 muỗng cà phê nước lọc, tán cho đều.
  • Thái bí đỏ thành từng khối nhỏ, sau đó hấp chín và tán thật nhuyễn.
  • Tiếp theo, đặt nồi lên bếp, cho gạo tẻ và nước dùng vào nồi, đun sôi cho đến khi thành cháo.
  • Sau đó, thêm thịt gà và bí đỏ vào nồi và nấu đến khi chín.
  • Thêm gia vị cho vừa ăn.
  • Cuối cùng, múc cháo ra tô và cho khoảng 2 thìa cà phê dầu ăn dinh dưỡng vào cháo, trộn đều. Nên cho bé ăn ngay khi còn ấm.
  • Nếu như bé không thích ăn thịt gà, mẹ cũng có thể điều chỉnh thành thịt nạc lợn xay nhuyễn.
vicare.vn-cach-nau-chao-du-chat-de-tieu-cho-be-bi-tieu-chay-body-2

Cháo hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50 gram gạo tẻ.
  • 100 gram hạt sen.
  • 50 gram củ mài.
  • 15 gram hồng xiêm (còn non).
  • 20 gram đường phèn.

Các bước thực hiện:

  • Đầu tiên, giã dập và nhuyễn quả hồng xuyên, sau đó đun sôi với 250ml nước. Chú ý nên đun hồng xiêm thật kỹ, sau đó lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Các nguyên liệu khác như gạo tẻ, củ mài, hạt sen... sấy thật khô và tán thành bột, sau đó cho nước cốt hồng xiêm vào hỗn hợp bột này, khuấy đều.
  • Bắt đầu đun hỗn hợp trên với lửa nhỏ cho đến khi chín.
  • Thêm đường phèn vào nồi, tiếp tục đun đến khi đường tan hết.
  • Món cháo này khá ngọt và thanh, vừa miệng của nhiều bé. Mẹ có thể chia cháo thành 3 bữa và cho bé ăn ngay khi cháo còn nóng.
  • Lưu ý rằng mẹ phải dùng hạt sen bóc vỏ. Để tránh cháo có vị đắng, mẹ có thể loại bỏ tâm sen bằng tăm, đẩy ngược tâm từ dưới hạt trồi ra ngoài.
vicare.vn-cach-nau-chao-du-chat-de-tieu-cho-be-bi-tieu-chay-body-3

Cháo rau sam

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30 gram gạo.
  • 90 gram rau sam.
  • 10 gram quả hồng xiêm còn non.

Các bước thực hiện:

  • Đầu tiên, cho cả rau sam lẫn quả hồng xiêm vào nồi, đổ thêm 250ml nước.
  • Đun sôi nước hỗn hợp trên thật kỹ và sau đó sử dụng rây để lọc lấy nước dùng, bỏ bã.
  • Xay gạo thành bột nhuyễn và thêm nước rau đã đun phía trên vào gạo, quấy đều.
  • Tiếp theo, đun gạo và nước rau sam trên lửa nhỏ.
  • Khi cháo chín, mẹ có thể thêm một ít nước mắm cho món ăn vừa miệng hơn.
  • Món này nên ăn từ 2 – 3 lần/ngày và nên ăn khi cháo còn nóng.

Cháo nấu gừng

Nguyên liệu:

  • 50 gram gạo tẻ.
  • 50 gram gừng tươi.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch gừng và thái nhỏ (bạn cũng có thể xay nhuyễn bằng máy).
  • Thêm gừng vào gạo và sau đó nấu chín thành cháo. Lúc này, tùy theo khẩu vị của bé mà mẹ nên có sự nêm nếm phù hợp.

3. Một số chú ý cần nhớ khi bé bị tiêu chảy

Biết được cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy cũng như một số lợi ích của cháo đối với tình trạng của bé, chắc hẳn rất nhiều mẹ đang tò mò không biết nên chú ý gì khi cho bé ăn cháo thời gian bị tiêu chảy.

  • Bạn nên khuyến khích bé ăn thật nhiều nhưng không phải dưới hình thức ép buộc. Mẹ cũng có thể chia nhỏ bữa ăn lớn thành 6 – 7 bữa ăn nhỏ trong cùng 1 ngày.
  • Mỗi ngày nên có thực đơn khác nhau để bé không bị chán ăn.
  • Sau khi bé đã hết tình trạng tiêu chảy và trở lại bình thường, bạn nên bổ sung thêm chất đường bột, chất béo, đường, vitamin – muối khoáng...

Với những thông tin trên đây, bạn đọc chắc chắn đã biết cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy và một số lưu ý cần nhớ khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé. Mẹ hãy chú ý để đảm bảo con của mình hoàn toàn khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • 7 loại cháo bổ dưỡng nhất
  • Bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp cần kiêng tất cả, chỉ ăn cháo muối thôi, đúng hay sai?