Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bông

Vùng tai của trẻ cần phải được vệ sinh đều đặn để không bị nhiễm trùng và mưng mủ. Nếu mẹ đang thắc mắc về cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bông thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bông Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bông

Vùng tai của trẻ cần phải được vệ sinh đều đặn để không bị nhiễm trùng và mưng mủ. Nếu mẹ đang thắc mắc về cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bông thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Vì tâm lý sợ làm trẻ đau mà nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh hay là không. Ráy tai là 1 phần chất cặn bã của cơ thể tiết ra và kết hợp với bụi bẩn từ bên ngoài tạo thành. Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, nếu ráy tai có nhiều thì sẽ khiến cho trẻ khó chịu, khóc lóc. Bởi vậy, cha mẹ cần tìm cách lấy ráy tai cho trẻ 1 cách an toàn nhất.

Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh được không?

Ráy tai được hình thành từ các chất trong ống tai tiết ra. Nó tồn tại ở nhiều dạng khác nhau bao gồm như ráy tai ướt, ráy tai khô hay ráy tai cứng.

Ráy tai đóng một vai trò quan trọng: Ráy tai tự sinh ra ở trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai và được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Đây chính là chất sáp giúp làm chống nhiễm trùng, làm ẩm và giúp bôi trơn cho ống tai, đồng thời làm ngăn cản bụi bẩn. Cố gắng loại bỏ bằng tăm bông hay các thiết bị khác có thể khiến cho ráy tai đi sâu hơn vào bên trong, làm tắc nghẽn ở lỗ tai. Các thiết bị này có thể làm hỏng tai và sưng mủ thậm chí là điếc tạm thời. Ở trẻ nhỏ, khi ráy tai khô, nó sẽ tự bị đẩy ra bên ngoài khi trẻ thực hiện các hoạt động ăn uống từ hàm răng.

Tuy nhiên, nếu như ráy tai quá nhiều mà không được loại bỏ kịp thời sẽ gây tắc ống tai. Để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây hại sinh sôi và có thể dẫn tới nhiễm trùng tai.

Dù là trẻ sơ sinh thì khi ráy tai hình thành cũng nên được vệ sinh sạch sẽ. Làm như vậy để loại bỏ khả năng ráy tai tích tụ nhiều tạo ra nút ráy tai, nó sẽ gây khó khăn khi trẻ phát âm và khó nghe những âm trầm. Chính lẽ đó mà cha mẹ cần tìm cách để lấy ráy tai cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ra ngoài một cách kịp thời.

vicare.vn-cach-lay-ray-tai-cho-tre-so-sinh-toan-khong-dung-tam-bong-body-1

Khi nào thì cần lấy ráy tai cho trẻ?

Ráy tai chỉ thực sự gây rắc rối trong 2 trường hợp. Thứ nhất, khi chúng tích tụ quá nhiều, cản trở tới việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám. Thứ hai, khi chúng gây ra tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài. Lúc này thính lực của trẻ có thể sẽ bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể sẽ tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước làm trương to lên. Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất đi khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến cho bé chậm nói.

Khi khám và phát hiện trẻ có nhiều ráy tai, gây ra trở ngại cho việc quan sát toàn bộ màng nhĩ, bác sĩ có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ ráy tai. Trường hợp ráy tai cứng khó lấy, màng nhĩ không bị thủng, bác sĩ có thể khuyên các mẹ làm mềm ráy tai tại nhà trước khi đưa trẻ đi khám lại.

Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh

Làm mềm ráy tai bằng dầu oliu

Chuẩn bị: Một chút dầu oliu và một chiếc thìa nhỏ hay 1 bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm nhựa 1ml dùng 1 lần bán ở hiệu thuốc).

Mỗi ngày 1 lần, tiến hành nhỏ vài giọt dầu oliu vào bên tai cần loại bỏ ráy tai và lặp lại trong vòng 2 tuần.

Các bước thực hiện:

Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bôngo-tai
  • Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho trẻ xem TV hoặc đọc truyện cho trẻ nghe.
  • Bước 2: Đổ vài giọt dầu ô liu vào 1 chiếc thìa cà phê hoặc dùng bơm tiêm nhựa không kim hút 1 chút dầu.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng từ từ kéo vành tai
  • Bước 4: Đổ dầu vào trong ống tai
  • Bước 5: Day nhẹ gờ bình tai trong khi vẫn đang kéo vành tai. Lặp lại động tác này nhiều lần để dầu di chuyển sâu vào bên trong và làm tan ráy tai. Sau khi nhỏ dầu, nên cố gắng giữ trẻ nằm yên ở tư thế này thêm trong khoảng 5 phút.

Không có gì nguy hiểm khi thực hiện thủ thuật này nhưng mẹ cần thận trọng, chỉ sử dụng 1chút dầu oliu.

Làm mềm ráy tai bằng dung dịch oxy già pha loãng

Trường hợp dầu oliu không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể hướng dẫn các mẹ dùng dung dịch oxy già pha loãng để làm vệ sinh tai.

Chuẩn bị: Hỗn hợp làm mềm ráy tai: Hòa nước ấm với dung dung dịch oxy già 3% mua ở các hiệu thuốc theo tỉ lệ 1:1. Một bơm tiêm không có kim (loại bơm tiêm nhựa 5 ml dùng 1 lần bán ở hiệu thuốc). Nhỏ hỗn hợp làm mềm ráy tai mỗi ngày một lần, trong vòng 3-5 ngày.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho trẻ xem tivi hoặc đọc truyện cho trẻ nghe.
  • Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim và hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế.
  • Bước 3: Nhỏ hỗn hợp này vào tai cho tới khi ngập phần ống tai ngoài. Thường cần khoảng tầm 5 -10 giọt. Nên nhỏ từ từ, từng giọt 1, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong và làm mềm ráy tai. Động tác này có thể khiến trẻ khó chịu và phản ứng. Giữ bé nằm yên trong vòng 5 phút. Nếu trẻ không phối hợp thì có thể chấp nhận trong thời gian ngắn hơn.
  • Bước 4: Nghiêng đầu trẻ theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài.

Lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng khoảng 3-5 ngày.

Sau ngày cuối cùng, mẹ có thể tiến hành rửa tai cho trẻ. Đặt trẻ ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa hay chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ 1 chút nước ấm vào tai của trẻ. Chú ý pha nước đủ ấm, nước quá lạnh hay quá nóng có thể khiến trẻ rất khó chịu. Lúc này, bạn có thể thể nhìn thấy những mẩu ráy tai trôi ra bên ngoài. Nếu không, cần tiếp tục nhỏ hỗn hợp giúp làm mềm ráy tai thêm vài ngày.

Nếu bác sĩ nói ống tai của trẻ bị ráy tai che kín hoàn toàn, các mẹ nên đưa trẻ đi khám lại sớm nhất khoảng một tuần sau khi đã hoàn thành liệu trình vệ sinh tai như mô tả ở trên. Nếu ráy tai tích tụ trở lại, gây ra tắc nghẽn tái phát, bác sĩ có thể khuyên bạn lặp lại việc nhỏ phần dung dịch oxy già pha loãng vào ống tai rồi rửa tai bằng nước ấm trong khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Lưu ý, điều này cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và chỉ nên áp dụng cho trẻ bị tắc nghẽn tai hoàn toàn tái đi tái lại.

Xem thêm:

  • Lấy ráy tai cho trẻ em như thế nào?
  • Mách mẹ cách lấy ráy tai cho bé an toàn