Cách lấy cao răng tại nhà với giấm và muối tác dụng ngay tức thì
Cao răng là vấn đề của rất nhiều người chứ không phải của riêng ai, những mảng cao răng đáng ghét gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Đừng lo, vì bạn hoàn toàn có thể lấy cao răng tại nhà với giấm và muối.
Cách lấy cao răng tại nhà với giấm và muối tác dụng ngay tức thì
Cao răng là vấn đề của rất nhiều người chứ không phải của riêng ai, những mảng cao răng đáng ghét gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Đừng lo, vì bạn hoàn toàn có thể lấy cao răng tại nhà với giấm và muối. Nguyên liệu ngay trong căn bếp này có sức mạnh đáng kinh ngạc nếu được sử dụng đúng cách đây.
Cao răng là gì?
Cao răng (còn được gọi là vôi răng) là những mảng bám thức ăn và vi khuẩn đã bị hóa cứng trên răng. Cao răng sẽ có màu vàng hoặc đen, cứng, bề mặt thô ráp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, gây mất thẩm mỹ. Chúng thường tích tụ nhiều trên bề mặt răng tại những vị trí: mặt trong răng cửa dưới, răng hàm dưới, mặt ngoài răng hàm hàm trên.
Có 2 nguyên nhân chính hình thành cao răng:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày chưa đúng cách (chưa đánh răng, dùng chỉ nha khoa đúng cách...)
- Răng mọc lệch lạc, chen chúc khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn.
Cao răng có nguy hiểm không?
Không ít người không biết đến tác hại của cao răng vì vậy thường bỏ qua việc lấy cao răng định kỳ. Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng nhiều và để lâu có thể dẫn đến các bệnh răng miệng như: viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi.
Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng:
- Hơi thở nặng mùi
- Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao
- Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli...
- Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng...
- Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống
- Tụt nướu làm lộ chân răng
- Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.
Vì vậy, lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần là việc cần thiết để bảo vệ răng miệng tránh khỏi những tác hại do vôi răng gây ra.
Cách lấy cao răng tại nhà với giấm và muối?
1. Tác dụng lấy cao răng của giấm và muối
Có nhiều cách tự lấy cao răng tại nhà mà bạn không cần phải đến gặp nha sĩ. Trong đó, phương pháp dùng muối và giấm được nhiều người sử dụng vì độ an toàn và hiệu quả của nó.
Giấm trắng được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có màu trắng trong suốt. Thành phần của giấm có lượng axit tự nhiên giúp tẩy trắng răng, loại bỏ mảng bám một cách dễ dàng và an toàn. Đồng thời, sự góp mặt của muối hạt sẽ mang đến khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp hàm răng trở nên trắng bóng, chắc khỏe hơn.
2. Nguyên liệu
- 2 thìa cafe giấm
- 1/2 thìa cafe muối hạt
- 2 thìa nước ấm
3. Cách sử dụng
- Cho giấm, muối vào chén nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho đến khi muối hòa tan hết trong dung dịch.
- Bạn nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, ngậm dung dịch giấm và muối này trong vòng 3 phút. Hãy đẩy lưỡi để các hỗn hợp có thể chạm tới mọi kẽ răng giúp đánh bay các mảng thức ăn thừa cùng cao răng bám chặt trên răng
- Sau khi ngậm xong, bạn nhổ đi và răng lại như bình thường.
4. Lưu ý
Nên áp ngậm dung dịch giấm và muối hạt 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Mảng bám đáng ghét trên răng sẽ nhanh chóng giảm dần rồi biến mất, hàm răng sẽ trắng sáng hơn, các. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng chúng vì sẽ làm mòn men răng do lượng axit tự nhiên có trong giấm ăn.
Sau khi đánh răng, hãy súc miệng nhiều lần bằng nước sạch, để loại bỏ hoàn toàn hỗn hợp này. Bởi vì, muối và dấm trắng có thể làm tổn thương nướu và mòn men răng, nếu như bị lưu lại trong miệng thời gian dài.
Lấy cao răng bằng giấm táo?
Giấm táo có tính kháng khuẩn và chống viêm nhiễm rất mạnh, nhờ đó, vi khuẩn gây bệnh sống trong khoang miệng sẽ bị tiêu diệt sạch sẽ. Ngoài ra, thành phần acid acetic có trong giấm táo sẽ giúp loại bỏ những mảng bám cao răng cứng đầu một cách nhanh chóng.
1. Cách sử dụng
Ngâm bàn chải đánh răng trong giấm táo vài phút. Sau đó lấy ra, sử dụng kem đánh răng và chải răng như bình thường từ 2 – 3 lần/ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ những mảng cao răng cứng đầu nhanh chóng. Đồng thời, hàm răng của bạn sẽ trở nên trắng sáng và đều màu hơn.
2. Lưu ý
Hãy súc miệng đúng cách thật kỹ với nước sạch khi chải răng với giấm táo. Bởi lẽ, thành phần axit có trong giấm táo có thể làm hỏng men răng của bạn, nếu tồn tại quá lâu trên răng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thuốc lá, các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột.
Lấy cao răng tại phòng khám nha
Các phương pháp lấy cao răng tại nhà thường sẽ không có tác dụng ngay, mà bạn phải kiên trì, áp dụng đều đặn trong thời gian dài. Một lựa chọn khác giúp bạn đánh bay cao răng ngay lập tức, đó là lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa uy tín.
1. Lấy cao răng tại phòng khám nha như thế nào?
Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn. Đây kỹ thuật lấy vôi răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho Khách hàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.
Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng. Máy có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.
Bước cuối cùng là dùng một chổi đánh bóng và chất đánh bóng được sử dụng để làm bóng nhẵn mặt trong cũng như mặt ngoài của răng. Việc đánh bóng này sẽ làm cho bề mặt răng mịn màng và giúp ngăn cản, giảm thiểu sự tích tụ mảng bám trên bề mặt răng.
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám nha hiện nay, vì vừa có thể lấy cao răng triệt để mà vừa tạo cảm giác êm ái, rất ít gây đau. Sóng siêu âm cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm các mảng cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.
Chính vì thế, cứ khoảng 6 tháng 1 lần, bạn nên bỏ ra 15 - 20 phút để thực hiện lấy cao răng ở phòng nha. Điều này sẽ giúp phòng trừ các bệnh lý và giúp răng chắc khỏe. Cùng với đó kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách.
2. Lấy cao răng có đau không?
Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Lấy cao răng là một kỹ thuật đơn giản và được áp dụng rộng rãi. Trước đây, muốn lấy cao răng phải dùng tới dụng cụ cầm tay để làm bong cao răng bằng lực của tay, phương pháp cũ rất dễ xảy ra tổn thương cho răng và lợi nên nhiều trường hợp lấy cao răng gây đau, chảy máu và cảm giác ê buốt kéo dài sau đó.
Hiện nay, đa phần lấy cao răng thực hiện bằng máy móc hiện đại, chỉ tác động vào mảng cao răng và làm bong ra khỏi răng mà không gây tổn thương cho lợi và răng. Nhưng nếu kỹ thuật không đảm bảo cũng dẫn tới đau ê và chảy máu khá nhiều.
Trong trường hợp bị bệnh lý như viêm lợi, nha chu, ngà răng quá nhạy cảm, hay một số bệnh lý răng miệng khác thì khi lấy mảng bám cao răng, nước có thể bị tác động nên gây tê nhẹ và có thể chảy máu. Mức độ ê răng là rất nhẹ nên không đến mức đau không chịu đựng được.
Xem thêm:
- khi nào cần và tại sao phải lấy cao răng đánh bóng răng
- Cao răng dày đến mấy cũng tự bật ra từng mảng, hôi miệng cỡ nào cũng hết chỉ với 1 ngàn đồng
- Lấy cao răng bằng máy siêu âm không đau, không ê buốt