Cách làm gối lá đinh lăng cho bé tròn giấc ngủ

Không ít bà mẹ đã truyền tai nhau mẹo làm gối ngủ bằng lá đinh lăng sẽ giúp bé ngủ ngon giấc, không đổ mồ hôi trộm. Vậy cách làm gối lá đinh lăng cho bé như thế nào? HoiBenh mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cách làm gối lá đinh lăng cho bé tròn giấc ngủ Cách làm gối lá đinh lăng cho bé tròn giấc ngủ

Quá trình nuôi con nhỏ có rất nhiều niềm vui nhưng cũng rất vất vả, đặc biệt là khi bé quấy khóc, dỗ không chịu ngủ, ngủ bị giật mình thường xuyên. Không ít bà mẹ đã truyền tai nhau mẹo làm gối ngủ bằng lá đinh lăng sẽ giúp bé ngủ ngon giấc, không đổ mồ hôi trộm. Vậy cách làm gối lá đinh lăng cho bé như thế nào? HoiBenh mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Gối ngủ từ lá đinh lăng là gì?

Gối đinh lăng là một loại gối ngủ, thay vì chỉ dùng gòn hoặc bông tổng hợp đề nhồi vào ruột gối thì ta kết hợp thêm lá đinh lăng, một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Loại gối ngủ này sẽ tạo cho bé một giấc ngủ ngon, ngủ sâu, thoải mái và tránh stress. Gối ngủ đinh lăng còn có khả năng hút ẩm, làm ráo mồ hôi đầu cho bé, giữ da đầu của bé luôn khô ráo và dễ chịu. Ngoài ra, ngủ bằng gối đinh lăng còn giúp bé giải cảm, phòng bệnh kinh giật và ra mồ hôi trộm...

vicare.vn-cach-lam-goi-la-dinh-lang-cho-be-tron-giac-ngu-body-1

Cách làm gối lá đinh lăng cho bé

Nguyên liệu làm gối ngủ đinh lăng

  • Lá đinh lăng tươi: mẹ cần lưu ý để làm được gối ngủ từ lá đinh lăng chất lượng cho bé, mẹ nên chọn hái lá từ những cây đinh lăng có tuổi thọ từ 3 – 5 năm tuổi để gối thành phẩm có hương thơm dễ chịu và tác dụng giúp ngủ ngon, trị mồ hôi trộm hiệu quả. Mẹ chỉ nên chọn hái phần lá cây, không nên lấy cành và cuống lá để tránh cho gối bị cứng làm bé đau đầu.
  • Vỏ gối (có thể tự may hoặc mua sẵn ngoài cửa hàng) làm từ chất liệu cotton phù hợp với làn da của bé.
  • Kéo, kim, chỉ, bông gòn polyester và các phụ liệu làm gối cần thiết khác.

Cách phơi lá đinh lăng để làm gối ngủ

Để gối ngủ cho cảm giác mềm mại nhất cho trẻ, sau khi thu hái lá đinh lăng tươi, các bà mẹ cần tuốt bỏ hoàn toàn bộ gân của lá, bỏ cành và cuống, rửa lá cho thật sạch. Tiếp theo, mẹ đem phơi phần lá đinh lăng này dưới bóng râm từ 2 – 3 ngày, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào lá để giữ lại hương thơm dễ chịu đặc trưng. Công đoạn phơi lá đinh lăng khá kỳ công và là công đoạn quan trọng nhất, nếu mẹ phơi không khéo sẽ khiến lá bị mốc và còn có mùi hắc khó chịu. Do đó, mẹ cần chú ý phơi thật kĩ, tản đều lá đinh lăng để lá khô đều, tránh nguy cơ bị ẩm mốc, không dùng tay vò nát lá đinh lăng khi phơi.

Sấy hoặc sao vàng rồi đem hạ thổ

Sau công đoạn phơi lá đinh lăng đến độ khô vừa phải (lá vừa khô tới, không giòn mà còn độ mềm dẻo), tiếp theo mẹ đem sấy khô hoặc sao lá đinh lăng trên chảo gang lớn đến khi ngả vàng, tuy nhiên mẹ nên lưu ý không sao quá lâu để lá vẫn còn độ dẻo, bóp lá không bị bể vụn. Sau đó hạ thổ phần lá đã sao (hoặc sấy) để lá hút được độ ẩm cần thiết và cân bằng âm dương theo học thuyết Y Học cổ truyền. Hạ thổ nghĩa là đặt xuống đất, thực hiện trong khoảng 15 phút và không cần lấp đất lại. Sau công đoạn này, lá đinh lăng đã dậy một mùi hương đặc trưng rất dễ chịu.

Cách làm gối đinh lăng cho bé

Sử dụng phần lá đinh lăng được sao vàng hạ thổ đem trộn đều với bông gòn polyester (loại bông gòn chuyên làm gối) với tỉ lệ 1:1. Tỉ lệ này có thể gia giảm tùy theo cảm nhận của mẹ sao cho mùi hương của lá và gòn trộn lại vừa đủ thoang thoảng nhẹ, không bị hắc hoặc không đậm mùi thuốc bắc. Sau đó, nhồi ruột gối đã trộn đều vào vỏ gối với kích thước và độ cao phù hợp cho từng độ tuổi của bé, may vỏ gối lại cho kín rồi bọc bao gối phía ngoài.

Kích thước vỏ gối gợi ý cho mẹ

vicare.vn-cach-lam-goi-la-dinh-lang-cho-be-tron-giac-ngu-body-2
  • Em bé từ 4 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: nên may gối ngủ mỏng, có kích thước khoảng 25 x 35cm.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi đến dưới 4 tuổi: mẹ có thể may vỏ gối với kích thước 30cm x 40cm.
  • Đối với trẻ từ 4 tuổi đến 10 tuổi: kích thước gối gợi ý cho mẹ là 35 x 50cm.

Thời hạn sử dụng của gối ngủ từ lá đinh lăng

Khi các bé sử dụng gối ngủ từ lá đinh lăng, mùi thơm của gối sẽ lưu lại trên cơ thể bé suốt cả ngày, bé và phụ huynh sẽ rất thích mùi hương này. Tuy nhiên, do đinh lăng là một loại dược liệu, gối từ đinh lăng sẽ có hạn sử dụng. Trung bình một chiếc gối ngủ đinh lăng sẽ được sử dụng trong 8 tháng đến 1 năm. Trong thời gian đó, mẹ nên thường xuyên vệ sinh gối ngủ của bé bằng cách phơi ruột gối dưới nắng để tránh ẩm mốc và giữ gối không bị xẹp, giặt áo bọc gối bên ngoài thường xuyên.

Xem thêm:

  • Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá đinh lăng
  • Tác dụng điều trị bệnh ít biết của cây đinh lăng
  • Cây đinh lăng: Nhân sâm của người nghèo chữa bách bệnh