Cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ
Khi sinh mẹ phải chịu cơn đau đớn khi chuyển dạ, còn sau sinh mẹ phải đối mặt với cơn đau dạ con không kém nhất là với mẹ sinh mổ, thậm chí còn đau hơn cơn đau chuyển dạ. Vậy có cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ? bài viết dưới đây sẽ gợi ý một vài cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
Cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ
Bất kể sinh thường hay sinh mổ mẹ đều phải trải qua cơn đau được ví như “cơn ác mộng” trong đời. Khi sinh mẹ phải chịu cơn đau đớn khi chuyển dạ, còn sau sinh mẹ phải đối mặt với cơn đau dạ con không kém nhất là với mẹ sinh mổ, thậm chí còn đau hơn cơn đau chuyển dạ. Vậy có cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một vài cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
Dấu hiệu cơn đau dạ con sau khi sinh mổ
Thai nhi được hình thành và lớn lên trong tử cung, thai nhi lớn dần đồng nghĩa với tử cung của mẹ cũng lớn dần để bảo vệ thai nhi. Sau khi sinh tử cung co bóp để đẩy sản dịch sau sinh như dịch nhầy, máu thừa còn sót lại để làm sạch tử cung và dần co lại trở về trạng thái ban đầu. Đặc biệt sau sinh mổ, đây cũng là lúc mẹ bắt đầu cảm nhận được cơn đau dạ con, những cơn đau ê ẩm hay đau từng cơn. Cơn co mạnh nhẹ khác nhau còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ.
Cơn đau dạ con càng nhanh, càng mạnh càng giúp mẹ nhanh trở lại trạng thái bình thường, hạn chế khả năng xuất huyết sau sinh.
Thông thường, cơn đau dạ con sau sinh mổ kéo dài khoảng 2 tuần, thời điểm này các cơn co bóp cũng mạnh nhất khiến mẹ đau đớn, những ngày sau cơn đau có thể giảm dần. Mẹ sẽ cảm nhận những cơn đau rõ rệt hơn khi bé ti, vì lúc bé ti sẽ tạo phản xạ co bóp tử cung mạnh hơn. Lượng sản dịch trong cơ thể mẹ càng nhiều đồng nghĩa với cơn đau dạ con sau sinh mổ kéo dài hơn.
Thường sau 2-6 tuần sau sinh sản dịch sẽ hết, cũng là thời điểm tử cung co lại quay về kích thước ban đầu. Mẹ nên lưu ý sản dịch trong thời gian này, sản dịch hết báo hiệu cơ thể mẹ hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu quá thời gian này mà sản dịch vẫn còn, sản dịch có mùi hôi hay kèm theo cục máu đông, vẫn còn ê ẩm đau bụng. Thì nguy cơ mẹ có thể gặp phải một vài biến chứng sau sinh rất nguy hiểm như sót rau sau sinh, bế sản dịch... cần tới cơ sở y tế khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ?
Những cơn đau dạ con sau sinh mổ khiến mẹ mệt mỏi suốt những tuần đầu sau sinh. Để không bị các cơn đau co bóp khiến mẹ khó chịu, mẹ hãy áp dụng một vài cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ dưới đây.
Dùng nghệ trong bữa ăn
Một vài lát nghệ thái mỏng kho cùng thịt ăn mỗi ngày giúp những cơn co bóp tử cung dễ chịu hơn.
Vận động nhẹ nhàng giúp đẩy nhanh sản dịch
Các cơ trở lên co cứng nếu cơ thể mẹ sau sinh không vận động. Mẹ nên tập cử động cơ ở thành bụng và vùng khung chậu thúc đẩy sản dịch đẩy ra nhanh hơn. Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng có thể kê thêm một chiếc gối ở thành bụng hoặc sau lưng để mẹ thoải mái hơn và không ngăn cản hoạt động co bóp của dạ con.
24 giờ sau sinh mẹ có thể đứng lên vận động, tập di chuyển và đi lại nhẹ nhàng là cách tốt nhất giúp thành tử cung và các cơ quanh bụng được kích thích sản dịch đẩy nhanh giúp rút ngắn cơn đau dạ con sau sinh mổ. Vừa tránh được tình trạng viêm đường tiết niệu hay dính ruột sau sinh.
Xoa bóp tử cung sau sinh
Mẹ chụm đầu ngón tay và massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng dưới nhưng tránh không làm vết mổ bị ảnh hưởng để kích thích tử cung co bóp giúp mẹ bình phục nhanh hơn.
Cho con bú nhiều hơn
Mẹ nên cho bé bú ngay sau khi sinh vì khi bé bú mẹ giúp kích thích tử cung co bóp tống sản dịch ra nhanh hơn, bé bú càng nhiều thì sản dịch đẩy ra ngoài càng nhanh.
Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên
Uống nhiều nước giúp khắc phục tình trạng bí tiểu cũng hỗ trợ tống sản dịch ra ngoài nhanh hơn, tình trạng bí tiểu khiến bàng quang sưng viêm, nhịn tiểu khiến bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu làm hạn chế sự co bóp của tử cung.
Bên cạnh những cách trên mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như uống trà gừng, thiền, tập yoga... cũng là cách làm giảm đau dạ con sau khi sinh mổ hiệu quả.
Xem thêm:
- Bí quyết kích sữa về sau sinh mổ cho các mẹ
- Đau lưng sau khi sinh mổ: Chớ để lâu!
- Sinh mổ sau bao lâu thì hết sản dịch?