Cách làm giảm cơn đau dạ dày cho bà bầu
Phụ nữ mang thai thường lo nghĩ, căng thẳng cộng với việc hay bị nghén nên chế độ ăn uống không điều độ gây ra căn bệnh đau dạ. Cách làm giảm cơn đau dạ dày cho bà bầu là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Để ngăn chặn tình trạng này các mẹ có thể tham khảo những cách chữa đau dạ dày an toàn và hiệu quả nhé.
Cách làm giảm cơn đau dạ dày cho bà bầu
Phụ nữ mang thai thường lo nghĩ, căng thẳng cộng với việc hay bị nghén nên chế độ ăn uống không điều độ gây ra căn bệnh đau dạ. Cách làm giảm cơn đau dạ dày cho bà bầu là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Để ngăn chặn tình trạng này các mẹ có thể tham khảo những cách chữa đau dạ dày an toàn và hiệu quả nhé.
Vì sao bà bầu bị đau dạ dày?
Phụ nữ mang thai thường mệt mỏi hoặc do suy nghĩ lo lắng, căng thẳng quá cũng là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày tiến triển nặng hơn. Mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Khi thai nhi phát triển dần, cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo. Trong lúc mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, dạ dày sẽ rất đau do nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên, khi đó vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.
Cơ thắt là chỗ nối tiếp giữa dạ dày với thực quản, tác dụng của nó là giúp thức ăn đi vào dạ dày một cách thuận lợi, không bị trào ngược trở lên. Nhưng đó là lúc bình thường, còn với phụ nữ sau khi mang thai, do sự thay đổi hóc môn khiến cho cơ thắt này bị lỏng nhão đi, thức ăn nuốt vào rất dễ chạy ngược, đồng thời kèm theo đó là các vật chất lẫn dịch tiết dạ dày cũng sẽ có hiện tượng trào ngược, gây kích thích niêm mạc dẫn đến dạ dày bị đau.
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, tử cung dần dần to ra cũng gây chèn ép nhất định đến các cơ quan khác. Vì vậy, dạ dày cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng theo, tạo ra các cảm giác khó chịu ở bộ phận tiêu hóa này. Ngoài ra, tốc độ HCG trong máu tăng lên ở giữa thai kỳ với có tác dụng bảo vệ thai nhi nhưng đồng thời, tác dụng phụ của nó chính là gây kích thích dạ dày của mẹ. Đây cũng là lý do nhiều mẹ bầu vẫn bị nôn ở giai đoạn này.
Bên cạnh đó, nếu trước khi mang thai, mẹ vốn đã có bệnh về dạ dày cộng thêm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý trong thai kỳ cũng rất dễ gây ra chứng đau dạ dày. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân đau dạ dày do viêm trước đó hay là các ảnh hưởng từ chuyện mang thai để có hướng giải quyết hữu hiệu.
Cách làm giảm cơn đau dạ dày cho bà bầu
1. Chọn tư thế thoải mái
Nếu mẹ bầu có cảm giác đau dạ dày dữ dội, có thể chuyển sang tư thế nửa nằm nửa ngồi để giảm bớt cơn đau. Thông thường, sau tháng thứ 3 của thai kỳ thì triệu chứng này sẽ dần dần biến mất (với điều kiện mẹ không bị viêm dạ dày trước đó và có chế độ dưỡng thai khoa học).
Trong 30 phút đầu sau bữa ăn, mẹ không nên nằm ngay mà nên ngồi thẳng trên chiếc ghế thoải mái để dịch vị dạ dày không trào ngược. Đồng thời, lúc thư giãn mẹ có thể tập bài tập như sau.
Hai chân đứng dang rộng bằng vai, hai tay đặt nhẹ lên đầu gối, người hơi cong về phía trước và hít một hơi thật sâu. Sau đó nhẹ nhàng thở ra nhưng cố gắng hơi thu cơ bụng lại vừa với sức mình, không nên cố dùng sức quá nhiều sẽ gây khó chịu. Song song đó là đẩy khí ở phổi ra ngoài và thả lỏng các cơ.
Lặp lại khoảng 4 - 7 lần mỗi ngày. Động tác này vừa giảm chứng tiêu hóa không tốt và cả táo bón hữu hiệu cho mẹ bầu.
2. Giảm thiểu lượng thức ăn ở mức phù hợp
Do các hóc môn thay đổi cùng với áp lực từ tử cung, chức năng dạ dày và cả đường ruột của mẹ bầu đều sẽ giảm xuống. Trong khi đó, mẹ lại thường có quan niệm phải bồi bổ thật nhiều để em bé phát triển tốt, thế nên mẹ không ngại cố gắng ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng mà không biết rằng sẽ tạo gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày trong thai kỳ.
Vì vậy, nếu dạ dày có hiện tượng khó chịu, thường xuyên bị đau thì mẹ nên chú ý trước tiên là vấn đề ăn uống hằng ngày. Bạn nên sắp xếp chế độ ăn và lượng thực phẩm dung nạp mỗi bữa cơm cho phù hợp, đặc biệt là giảm thức ăn chứa nhiều đường hay chất béo.
Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa, tốt nhất là chia ra 4 đến 5 bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn chỉ nên giới hạn trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Trong quá trình ăn, mẹ nên ăn chậm nhai kỹ, giữ tâm trạng và bầu không khí vui tươi, thoải mái để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
3. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Các mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả sạch để giảm triệu chứng đau dạ dày khi mang thai.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Khi ăn quá no thường làm cho dạ dày bị căng phồng và làm gia tăng áp lực lên vùng ngực.
Tăng cường các ăn thức ăn giàu tinh bột, trứng, sữa... thức ăn này không những giàu chất dinh dưỡng mà còn tốt cho bệnh đau dạ dày. Cụ thể những loại thực phẩm này có khả năng trung hòa acid, hạn chế tiết nhiều acid, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.
Tránh xa các thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích... không có lợi cho niêm mạc dạ dày.
4. Nghệ và mật ong
Như chúng ta đã biết nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Hơn nữa, mật ong có chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe, giúp hạn chế những tác động của tình trạng đau dạ dày đối với mẹ bầu. Việc sử dụng 2 nguyên liệu này được tiến hành như sau:
Bạn có thể thay tinh bột nghệ thay vì dùng bột nghệ thông thường. Vì tinh bột nghệ đã được chế biến kĩ lưỡng, loại bỏ những tạp chất không có lợi cho sức khỏe.
5. Khoai tây giúp bà mẹ mang thai không bị đau dạ dày
Đây là một loại đồ ăn có nhiều ích lợi cho sức khỏe, trong đó có bệnh đau dạ dày. Vì trong khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm bớt những triệu chứng của viêm loét dạ dày cũng như các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Các chị em bầu bí nên sử dụng nguyên liệu an toàn này khi có các triệu chứng đau dạ dày bằng cách tiến hành theo các bước như sau:
- Khoai tây tươi và mật ong nguyên chất.
- Khoai tây đem rửa sạch, gọt vỏ rồi nghiền nát và lấy nước cốt.
- Cho nước cốt khoai tây lên bếp rồi cho mật ong vào nấu cùng theo tỉ lệ 1 phần nước cốt khoai tây: 2 phần mật ong. Đợi hỗn hợp hòa quyện rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày dùng khoảng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 2 thìa cà phê và dùng trước bữa ăn tầm 30 phút.
- Lưu ý chọn khoai tây tươi, không chọn củ mọc mầm sẽ rất độc và mật ong cũng phải đảm bảo chất lượng.
Xem thêm:
- Tử cung lạnh kiêng ăn gì?
- Quan hệ nhiều trong thời kỳ mang thai sợ bị sẩy thai
- Dấu hiệu mang thai thành công cho cặp đôi mới cưới