Cách khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình mẹ nên biết

Bên cạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ thì vấn đề cho trẻ bổ sung thêm các loại sữa bên ngoài đi kèm là tình trạng kh1 phổ biến ở các gia đình. Tuy nhiên có một vấn đề mà hầu hết chị em hay gặp phải đó là tình trạng khí dư khi cho trẻ bú bình, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vậy làm sao để có thể khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình?

Cách khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình mẹ nên biết Cách khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình mẹ nên biết

Bên cạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ thì vấn đề cho trẻ bổ sung thêm các loại sữa bên ngoài đi kèm là khá phổ biến ở các gia đình. Tuy nhiên có một vấn đề mà hầu hết chị em hay gặp phải đó là tình trạng khí dư khi cho trẻ bú bình, hay còn gọi là những bong bóng khí. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tiêu hóa ở trẻ nhỏ, vậy làm sao để có thể khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình?

Pha sữa đúng cách để khắc phục khí dư

Khi pha sữa cho con, nếu mẹ pha ở ngoài cốc rồi sau đó đổ vào bình cho bé theo hướng thẳng từ trên miệng bình xuống hoặc mẹ không tán sữa trước bên ngoài mà cho luôn vào bình rồi khuấy hoặc lắc bình để đánh tan sữa thì sẽ dễ dẫn tới hiện tượng nổi bong bóng khí. Đây là những việc làm hết sức sai lầm bởi các bong bóng khí trong bình sữa khi này sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ khi sử dụng.

Vì vậy để khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình, mẹ nên tiến hành theo các bước sau:

- Chọn một chiếc cốc sau đó cho sữa vào đó. Nếu sữa đang bị vón cục mẹ cần dùng thìa để tán bột sữa ra cẩn thận trước khi pha với nước. Sau đó, khuấy thật nhẹ nhàng để tránh tạo bọt khí.

- Dùng một chiếc phễu nhỏ để đổ sữa vào bình để hạn chế tình trạng nổi bọt khí trong bình sữa. Hoặc mẹ có thể nghiêng miệng bình và đổ sữa vào nhẹ nhàng.

- Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có các sản phẩm giúp làm tan khí dư, mẹ có thể chọn dùng để khắc phục hiện tượng nổi bọt khí.

vicare.vn-cach-khac-phuc-khi-du-khi-cho-tre-bu-binh-me-nen-biet

Sau khi pha sữa, mẹ nên đặt bình sữa yên trong 5-10 phút để các bọt khí phân hủy

Cho bé bú đúng cách để khắc phục khí dư

Để có thể khắc phục khí dư khi bú bình ở trẻ thì việc cho trẻ bú đúng tư thế có vai trò quan trọng, nếu như mẹ cho bé bú sai tư thế không những sẽ làm khí dư nổi lên, mà còn khiến trẻ không bú tốt, sữa chậm xuống... Vì vậy mẹ nên tiến hành như sau:

- Nên cho trẻ bú ở tư thế hình nôi, bạn có thể ngồi và bế bé nằm nghiêng. Đặt đầu bé cao hơn phần thân, sẽ giúp con bú tốt, thoải mái và không bị sặc sữa khi bú.

- Nghiêng bình sao cho sữa lấp đầy phần núm vú.

- Mẹ có thể dốc ngược bình để kiểm tra độ chảy của sữa có tốt hay không

- Nên kiểm tra vòng cổ bình đã được ặn kín hay chưa, tránh để không khí bên ngoài xâm nhập sinh ra các bóng khí.

vicare.vn-cach-khac-phuc-khi-du-khi-cho-tre-bu-binh-me-nen-biet

Đặt bé nằm nghiêng, đầu cao hơn thân sẽ giúp bé bú tốt hơn

Chọn bình sữa để khắc phục khí dư

Có nhiều bà mẹ thường không quan tâm nhiều đến việc chọn bình sữa cho con, tuy nhiên việc này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bé bú tốt hơn mà còn có thể giúp khắc phục hiện tượng khi dư khi trẻ bú bình.

Mẹ nên chọn loại bình có cổ rộng để có thể dễ dàng vệ sinh bình sữa giúp con, nếu cổ bình quá bé thì sẽ gây khó khăn cho việc kỳ cọ, sát khuẩn hay đổ sữa vào bình cũng gặp trở ngại. Mẹ nên chọn những loại bình có van thông khí bên trong nhằm giúp hạn chế lượng không khí bé nuốt vào.

Hiện nay mẹ có thể tham khảo mua các loại bình sữa có góc cạnh, giúp bé giữ được sữa ngay cả khi bé di chuyển bình, với các loại bình có van khí một chiều sẽ ngăn cho không khí không thể xâm nhập vào...

Với những cách khắc phục khí dư khi cho trẻ bú bình mà HoiBenh vừa chia sẻ, mong rằng đây sẽ là những kinh nghiệm hữu ích và thiết thực giúp mẹ chăm sóc toàn diện cho bé. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý để đảm bảo khí dư không xuất hiện, trước khi cho con bú mẹ nên đặt bình sữa nằm yên sau khi pha khoảng 5 đến 10 phút. Vì như vậy, sẽ giúp cho các bọt khí nếu có sẽ bị phân hủy trước khi bé bú vào.

>>> Xem thêm: Cách chọn bình sữa phù hợp với trẻ: Mẹ đã biết chưa?