Cách hô hấp nhân tạo đúng cách bạn đã biết?
Hô hấp nhân tạo là phương pháp vô cùng cần thiết được sử dụng trong các trường hợp đuối nước, đau tim... lúc đó khi hơi thở yếu hoặc tim đã ngưng thở. Có thể thấy việc thực hiện hô hấp nhân tạo là vô cùng cấp thiết, nhưng không phải ai cũng biết rõ để thực hiện cho đúng. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Vai trò của hô hấp nhân tạ...
Cách hô hấp nhân tạo đúng cách bạn đã biết?
Hô hấp nhân tạo là phương pháp vô cùng cần thiết được sử dụng trong các trường hợp đuối nước, đau tim... lúc đó khi hơi thở yếu hoặc tim đã ngưng thở. Có thể thấy việc thực hiện hô hấp nhân tạo là vô cùng cấp thiết, nhưng không phải ai cũng biết rõ để thực hiện cho đúng. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Vai trò của hô hấp nhân tạo
Khi nạn nhân xãy ra các trường hợp không thở được hay tim ngừng đập, đó là do thiếu oxi lên não. Vì vậy việc hô hấp nhân tạo đúng cách sẽ giúp cho máu đưa oxi liên tục đến não và các bộ phận quan trọng khác của cơ thể cho tới khi tim đập bình thường trở lại.
Lưu ý trước khi hô hấp nhân tạo
- Trước khi thực hiện hô hấp nhân tạo cần kiểm tra xem nạn nhân đã rơi vào trạng thái vô thức hay chưa.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, thì lay mạnh và gọi
- Sau đó gọi điện cho cấp cứu, và tiến hành thực hiện hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên trong trường hợp nghẹt thở do chết đuối, thì trước tiên nên cần hô hấp ngay sau đó gọi cấp cứu (khi bạn chỉ có một mình, nếu không có thể nhờ người khác gọi và bạn thực hiện thao tác nhanh chóng).
Cách hô hấp nhân tạo
1. Hà hơi, thổi ngạt
- Bước 1: Đặt nạn nhân nằm thẳng, sau đó kiểm tra đường thở bằng cách lấy hết các đất cát, đờm... trong miệng cho sạch (với người bị chết đuối). Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.
- Bước 2: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
- Bước 3: Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 – 30 lần.
2. Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực
- Bước 1: Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân.
- Bước 2: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, canh sao cho nằm giữa ngực hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
Lưu ý: Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở thì bạn cần phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.