Cách hạn chế tác dụng phụ của xạ trị

Đối với những bệnh nhân chẳng may mắc ung thư, liệu pháp điều trị bằng xạ trị là một trong những chỉ định nền tảng giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì tác dụng phụ của xạ trị cũng là một hệ lụy không nhỏ mà bệnh nhân phải đối diện sau đó.

Cách hạn chế tác dụng phụ của xạ trị Cách hạn chế tác dụng phụ của xạ trị

Đối với những bệnh nhân chẳng may mắc ung thư, liệu pháp điều trị bằng xạ trị là một trong những chỉ định nền tảng giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì tác dụng phụ của xạ trị cũng là một hệ lụy không nhỏ mà bệnh nhân phải đối diện sau đó. Giảm thiểu các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư là điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp sử dụng những tia sóng có năng lượng cao (hoặc các chất phóng xạ) để tiêu diệt các tế bào ung thư với mục đích giảm nhẹ hoặc cứu chữa. Liệu pháp xạ chỉ gây ảnh hưởng đến một vị trí đặc biệt trong cơ thể chứ không tác động lên toàn bộ cơ thể.

  • Có hai phương pháp xạ trị: ngoại xạ trị và nội xạ trị. Tùy từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể áp dụng phương pháp thích hợp hoặc đôi khi đồng thời cả 2 loại.
  • Các tia hay sử dụng để xạ trị thường là tia X, tia Gamma, chùm tia điện tử, proton và hạt nặng, ...
vicare.vn-cach-han-che-tac-dung-phu-cua-xa-tri-body-1

Khi nào cần phải xạ trị?

  • Xạ trị chủ yếu được chỉ định thực hiện khi phát hiện ra ung thư đã xâm chiếm nhiều khu vực hoặc chỉ một phần trên cơ thể. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng trước hoặc sau một số phương pháp điều trị khác như hóa trị, phẫu thuật, thuốc uống và chăm sóc giảm nhẹ.
  • Ngoài ý nghĩa chính là điều trị khỏi bệnh ung thư, mục đích của xạ trị còn được xem như cách để loại bỏ vài triệu chứng như đau đớn, tắc nghẽn tại vị trí nào đó, chảy máu, ...
  • Trong nhiều trường hợp, xạ trị như là phương pháp duy nhất để tiến hành điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân và bác sĩ cần trao đổi trước để thống nhất phương án chữa bệnh tốt nhất bởi xạ trị có những tác dụng phụ nhất định mà người bệnh cần cân nhắc.
  • Vấn đề xạ trị mất bao lâu thì tùy từng trường hợp mà bác sĩ điều chỉnh thời gian, thông thường mỗi đợt xạ trị kéo dài 15 – 30 phút.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc có các tác dụng phụ của xạ trị

Những yếu tố dưới đây sẽ góp phần vào việc hình thành các tác dụng phụ khi xạ trị (về mức độ và vị trí tổn thương):

  • Yếu tố lâm sàng: khả năng đáp ứng với phương pháp xạ trị trong điều trị bệnh ung thư nhiều hay ít. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng hóa trị thì tác dụng mà bệnh nhân gặp phải sẽ có phần nặng hơn.
  • Yếu tố vật lý: lựa chọn nguồn chiếu xạ nào, xác định đường đi khi tiến hành bắn tia xạ
  • Yếu tố sinh học: khả năng đáp ứng của các mô đối với tia xạ trị, mức độ nhạy cảm/phản ứng của cơ thể khi bị tia xạ tác động vào.

Tác dụng phụ của xạ trị gồm những gì?

Tác dụng phụ cấp tính

Khác với tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị chỉ gây tổn hại đến các tế bào lành tại khu vực đang điều trị.

  • Kích ứng da, tổn thương tại khu vực đã tiếp xúc với tia bức xạ (như tuyến nước bọt, vấn đề tiết niệu hoặc rụng tóc khi bị chiếu vào đầu, mặt).
  • Tình trạng nhức mỏi là triệu chứng điển hình
  • Buồn ói và hay nôn mửa nếu xạ trị ở vùng bụng, não

Tác dụng phụ mạn tính

Các hiện tượng khó chịu này thường xảy ra sau khi đã kết thúc liệu trình xạ trị, tiến triển thành mạn tính. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, loại thuốc dùng, lối sống của bệnh nhân, ...

  • Xơ hóa ở các biểu mô, hình thành các vết sẹo
  • Ống tiêu hóa bị tổn thương gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chảy máu
  • Bệnh nhân có thể mất trí nhớ
  • Nhiều người sau khi xạ trị có nguy cơ cao bị vô sinh
  • Nguy hiểm hơn là mắc thêm căn bệnh ung thư khác do tiếp xúc với bức xạ (nhưng rất hiếm).
vicare.vn-cach-han-che-tac-dung-phu-cua-xa-tri-body-2

Cách giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị?

  • Giảm mệt mỏi: Người bệnh trước, trong và sau quá trình điều trị không được làm việc quá sức. Nên bồi bổ cơ thể để nâng cao thể trạng, sức khỏe. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ.
  • Giảm rụng tóc: Khi chiếu xạ vùng đầu, tóc sẽ bị rụng nhưng bạn đừng quá lo lắng bởi chúng có khả năng mọc lại sau khi kết thúc quá trình điều trị.
  • Giảm tổn thương da: Hãy hạn chế những kích thích lên vùng da đang bị tổn thương. Tắm rửa bằng nước ấm sạch, sữa tắm dịu nhẹ. Không nên mặc đồ quá chật gây cọ xát. Không gãi làm xước da. Nếu tình trạng không cải thiện và trở nặng, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ điều trị về biện pháp xử lý cho da.
  • Giảm khó khăn trong ăn uống: Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ và ăn ngay khi cảm thấy đói. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn của bệnh nhân. Tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng như sữa, bơ, trứng, nước ép trái cây, rau, thịt, ...
  • Giảm tác dụng phụ ở răng miệng: Dùng loại bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng 4 lần ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ/bác sĩ. Không ăn các thực phẩm chứa axit gây kích thích vùng họng. Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, bia. Hạn chế các thức ăn nhiều gia vị và thô cứng, khó nuốt.
  • Giảm nôn ói: Bệnh nhân trước và sau chiếu xạ từ 1 -2 giờ nên ăn nhẹ, không nên để bụng đói sẽ làm cơ thể kiệt sức. Ăn uống chậm rãi và thức ăn ở dạng lỏng, mềm.
  • Giảm tiêu chảy: Hạn chế đồ ăn tươi sống, nhiều chất xơ khi bắt đầu vào quá trình điều trị. Thay vào đó hãy dùng nhiều thức ăn có chứa kali như khoai tây, chuối, ... để cung cấp thêm khoáng chất cho người bệnh.
  • Hạn chế tác động đến khả năng sinh sản: Không nên có con trong quá trình điều trị xạ trị. Trường hợp bệnh nhân đang mang thai hoặc mong muốn có thai sau khi xạ trị cần trao đổi trước với bác sĩ về vấn đề này để có lời khuyên tốt nhất.

Điều trị các biến chứng của xạ trị gây ra như thế nào?

Điều trị tác dụng phụ của xạ trị trên da

  • Giữ da sạch, khô và thoáng mát
  • Bôi kem Biafine, kem hydrocortisone
  • Dùng kháng sinh để giảm đau và tránh nhiễm khuẩn
  • Nên giữ ẩm cho da, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào các vùng da nhạy cảm
  • Cắt lọc ngoại khoa khu vực da bị lở loét, hoại tử
  • Dùng oxy cao áp
  • Dùng thuốc alpha-tocopherol (vitamin E), pentoxifylline (Torental)

Trên mô mềm và xương

  • Dùng thuốc có chứa corticosteroid (Dexamethasone để uống). Liều lượng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh để tránh bị nhiễm khuẩn
  • Dùng corticosteroid để uống, alpha-tocopherol, pentoxifylline, ...
  • Dùng oxy cao áp

Trên phổi

  • Người bệnh có thể dùng thuốc ho, thuốc giãn phế quản, khí dung ẩm. Trường hợp bội nhiễm dùng thêm kháng sinh.
  • Tập vật lý trị liệu hô hấp
  • Thở oxy và dùng thuốc giãn phế quản.
vicare.vn-cach-han-che-tac-dung-phu-cua-xa-tri-body-3

Trên thực quản, vùng hầu

  • Thuốc giảm đau morphine, viscous lidocaine
  • Sử dụng thức ăn dạng lỏng
  • Nếu không thuyên giảm cần cân nhắc đặt ống thông mũi – dạ dày, mở dạ dày để nuôi ăn, mở khí quản để bảo vệ đường thở

Trên não

  • Cấp tính: tăng áp lực nội sọ nên người bệnh hay nhức đầu, buồn nôn/nôn, thay đổi hành vi, ý thức. Có thể sử dụng thuốc Dexamethasone. Nếu không bớt có thể dùng thêm Mannitol và biện pháp hỗ trợ khác
  • Trường hợp nặng, bệnh nhân đối diện với nguy cơ gây hoại tử não khu trú, sa sút sinh lý thần kinh hoặc tổn thương chất trắng lan tỏa.
  • Điều trị bằng thuốc chống co giật, động kinh, Dexamethasone, chăm sóc nâng đỡ.

Xem thêm:

  • Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào?
  • Xạ trị mất bao lâu sẽ kết thúc?
  • Top 10 bệnh viện xạ trị ung thư gan tốt nhất Việt Nam