Cách giúp bà bầu dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ thường trở nên trì trệ, điều này hoàn toàn tốt cho thai nhi và giúp bảo vệ bé khi hệ miễn dịch xem bào thai như một vật thể lạ để tấn công. Tuy nhiên, nhược điểm chính là cơ thể mẹ không chống lại việc bị cảm lạnh như trước đây. Vậy làm thế nào để bà bầu bị cảm lạnh thấy dễ chịu hơn?

Cách giúp bà bầu dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh Cách giúp bà bầu dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ thường trở nên trì trệ, điều này hoàn toàn tốt cho thai nhi và giúp bảo vệ bé khi hệ miễn dịch xem bào thai như một vật thể lạ để tấn công. Tuy nhiên, nhược điểm chính là cơ thể mẹ không chống lại việc bị cảm lạnh như trước đây. Vậy làm thế nào để bà bầu bị cảm lạnh thấy dễ chịu hơn?

Các triệu chứng khi bà bầu bị cảm lạnh

Cảm lạnh thường bắt đầu bằng đau họng hoặc cảm giác rát họng kéo dài trong một hoặc hai ngày, sau đó là sự xuất hiện dần dần của các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Chảy nước mũi (sau đó nghẹt mũi)
  • Hắt hơi nhiều.
  • Mệt mỏi nhẹ.
  • Ho khan, đặc biệt là khi gần hết cảm lạnh, ho có thể tiếp tục trong một tuần (hoặc hơn) sau khi các triệu chứng khác giảm bớt.
  • Ít hoặc không sốt (thường dưới 100 ° F tức là 37.7 o C)

Thai phụ thường bị cảm lạnh trong bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài 10 đến 14 ngày. Khi mẹ bầu còn sụt sịt thì cảm lạnh vẫn chưa khỏi hẳn. Nếu các triệu chứng của mẹ kéo dài hơn 14 ngày hoặc ngày càng nặng hơn, hãy tìm đến bác sĩ để đảm bảo rằng cơn cảm lạnh không tiến triển nghiêm trọng hơn, ví dụ như nhiễm trùng thứ cấp hoặc cúm.

vicare.vn-cach-giup-ba-bau-de-chiu-hon-khi-bi-cam-lanh-body-1

Nguyên nhân gây cảm lạnh khi mang thai?

Cảm lạnh thường được gây ra bởi một loại virus phổ biến nhất là rhinovirus, dễ lây từ người sang người. Ngoài ra còn có khoảng 200 loại virus hoặc hơn có thể gây ra cảm lạnh, đó là lý do bà bầu rất dễ bị cảm lạnh.

Phân biệt cảm lạnh – cảm cúm?

  • Cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm. Triệu chứng khi bị cảm lạnh thường đi theo từng bước và thường không sốt. Đau họng thường bắt đầu đầu tiên và giảm hẳn sau một hoặc hai ngày, chảy nước mũi và ho là triệu chứng chính.
  • Cảm cúm (hay còn gọi là cúm) thường nặng hơn và xuất hiện đột ngột hơn cảm lạnh. Các triệu chứng của cúm bao gồm sốt cao (thường là 38.5 ° C đến hoặc cao hơn), nhức đầu, ớn lạnh, đau họng thường nặng hơn vào ngày thứ hai hoặc thứ ba (không giống như cảm lạnh). Cảm cúm gây đau nhức cơ bắp dữ dội và đa số đều rất mệt mỏi (có thể kéo dài một vài tuần hoặc lâu hơn). Bà bầu cũng có thể bị hắt hơi thường xuyên và ho có thể trở nên nghiêm trọng.

Làm gì để cảm thấy tốt hơn khi bị cảm lạnh trong thai kỳ?

Mặc dù có nhiều loại thuốc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh nhưng chúng thường chống chỉ định khi mang thai. Có rất nhiều biện pháp khắc phục cảm lạnh hiệu quả nhưng không đến từ thuốc. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bà bầu cảm thấy tốt hơn:

  • Nghỉ ngơi: đi ngủ khi bị cảm lạnh không hẳn sẽ giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, khi mẹ bầu bị cảm lạnh, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, hãy lắng nghe và đáp ứng cơ thể mình.
  • Vận động nhẹ: nếu mẹ bầu không bị sốt hoặc ho và không cảm thấy khó chịu quá mức, mẹ bầu có thể vận động thể dục từ nhẹ đến trung bình, đảm bảo an toàn khi mang thai. Điều này có thể giúp mẹ nhanh chóng cảm thấy tốt hơn.
  • Đảm bảo việc ăn uống: chắc chắn khi bị cảm lạnh mẹ bầu có thể không thèm ăn nhiều, nhưng hãy cố gắng ăn những thực phẩm lành mạnh, ngay khi cảm thấy có nhu cầu muốn ăn, điều này sẽ giúp giảm một số triệu chứng cảm lạnh.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin C: chúng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bà bầu một cách tự nhiên. Hãy ăn các loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi...), dâu tây, ổi, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh và rau bina (rau chân vịt)...
  • Bổ sung nhiều kẽm: kẽm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch rất hiệu quả, phụ nữ mang thai nên bổ sung 11-15 mg kẽm mỗi ngày từ tất cả các nguồn (bao gồm cả việc bổ sung vitamin khi mang thai). Thêm vào chế độ ăn các loại thực phẩm như: gà tây, thịt bò, thịt lợn, hàu nấu chín, trứng, sữa chua, mầm lúa mì và bột yến mạch...
  • Uống nhiều nước: triệu chứng sốt, hắt hơi và sổ mũi sẽ khiến cơ thể thai phụ mất đi lượng nước mà mẹ và bé cần. Loại đồ uống ấm sẽ đặc biệt xoa dịu các triệu chứng khi bị cảm lạnh. Vì vậy, hãy đặt một ly nước ấm (ví dụ như trà gừng) hoặc súp nóng (ví dụ súp gà, súp rau củ...) bên cạnh giường của mẹ bầu. Mẹ nên cố gắng uống đủ nước (hãy đảm bảo nước tiểu của mẹ có màu nhạt hơn màu rơm rạ). Nước lạnh cũng có thể được dùng nếu mẹ thực sự cảm thấy nước lạnh dễ chịu và có thể uống được nhiều hơn.
vicare.vn-cach-giup-ba-bau-de-chiu-hon-khi-bi-cam-lanh-body-2
  • Cách ngủ dễ hơn khi bị cảm lạnh: việc hít thở sẽ dễ dàng hơn khi mẹ nằm hoặc ngủ trên chiếc gối cao. Nẹp dán vào cánh mũi (Nasal strips) giúp mũi nhẹ nhàng mở ra khiến việc hít thở dễ dàng hơn, chúng được bán tại quầy thuốc và không cần kê đơn.
  • Giữ ẩm không khí: điều kiện độ ẩm quá thấp trong nhà sẽ làm nặng thêm các triệu chứng ở mũi và cổ họng. Việc phun sương trong phòng bằng máy làm ẩm không khí (nếu có) hoặc dụng cụ phun sương vào ban đêm có thể giúp ích cho mẹ bầu bị cảm lạnh.
  • Nhỏ mũi bằng nước muối, thuốc xịt hoặc nước rửa mũi: giúp làm ẩm đường mũi của mẹ, đa số chúng không chứa hoạt chất thuốc đặc trị nào, vì vậy hoàn toàn an toàn để sử dụng thường xuyên.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: pha 1/4 muỗng cà phê muối trong khoảng 250ml nước ấm, dùng súc miệng có thể làm dịu cơn đau họng.
  • Mật ong: ăn một vài muỗng cà phê mật ong hoặc có thể pha mật ong trong nước nóng với chanh, đã được chứng minh giúp loại bỏ triệu chứng ho khan hiệu quả, đôi khi được xem như một loại siro chữa ho không cần kê đơn.

Xem thêm:

  • Bị cảm lạnh phải làm thế nào nhanh khỏi
  • Bị cảm lạnh khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?