Cách giảm đường máu cao an toàn cho mọi người

Đường máu cao mà không kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn tới bệnh tiểu đường mãn tính và có nguy cơ biến chứng gây ra mù lòa, đoạn chi hoặc là suy thận... Điều này đã khiến nhiều người thấp thỏm và lo âu không biết nên xử lý tình trạng này như thế nào. Sau đây là một số biện pháp giúp bệnh nhân có thể ổn định đường máu tự nhiên và lâu dài.

Cách giảm đường máu cao an toàn cho mọi người Cách giảm đường máu cao an toàn cho mọi người

Thế nào được gọi là đường máu cao?

Đường máu cao là tình trạng mà đường glucose có trong máu tăng vượt so với mức bình thường cho phép.

Các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose như là một nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể nhưng muốn để cho cơ thể sử dụng được đường thì cần phải có mặt của insulin. Ở những người bệnh tiểu đường tuýp 2, vì bị thiếu hụt insulin hay là cơ thể kháng insulin đều sẽ dẫn tới tình trạng đường máu tăng cao.

Bảng chỉ số đường máu cao:

vicare.vn-cach-giam-duong-mau-cao-an-toan-cho-moi-nguoi-body-1

Nguyên nhân dẫn tới đường máu tăng cao

Sau đây là các nguyên nhân dẫn tới đường máu cao mà mọi người cần lưu ý

  • Do thói quen ăn uống bất hợp lý: Nếu như bạn đang ăn uống thả phanh thì đây cũng sẽ là lý do khiến cho đường máu tăng cao bất thường
  • Không sử dụng thuốc hạ đường máu : Nhiều người bệnh bỏ qua thuốc hạ đường máu sẽ làm cho đường máu tăng cao và làm tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy
  • Lười vận động: Lối sống lười vận động và thường xuyên ngồi ì một chỗ là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng insulin của cơ thể
  • Thường xuyên bị tình trạng stress, hay mất ngủ kéo dài: Người luôn trong tình trạng lo lắng, hay cáu gắt, thiếu ngủ... có thể sẽ dẫn đến stress, điều này khiến cho đường máu tăng cao
  • Bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm: Nếu như bị nhiễm trùng đường tiểu, hay răng miệng..., có các vết thương, vết loét, cũng khiến đường máu cũng bị tăng cao

Các triệu chứng thường gặp khi đường máu cao

Nếu như lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép, cơ thể chúng ta sẽ cảnh báo qua các triệu chứng như sau:

  • Thường xuyên đi tiểu, nhất là tiểu vào ban đêm
  • Hay cảm thấy đói, khát nước, đặc biệt thèm đồ ngọt.
  • Dễ bị bệnh đau đầu, hay mệt mỏi.
  • Có các vết sậm màu ở vùng nách, cổ, hay là khủy tay chân.
  • Mắt nhìn sẽ kém hơn bình thường.
  • Vết thương sẽ chậm lành hơn bình thường.
  • Tay chân bị tê bì.
  • Da bị khô ngứa

Trong các trường hợp khi đường máu tăng cao đột ngột ( hay còn gọi là tăng đường máu cấp tính) bạn cần nhanh chóng đi cấp cứu khi thấy cơ thể có các biểu hiện như:

  • Bạn vẫn thấy khát mặc dù đã uống nước liên tục
  • Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
  • Bị khó thở, tim đập nhanh bất thường
  • Khô miệng và hơi thở có mùi trái cây lên men
  • Bị đau bụng, hay buồn nôn

Cách hạ đường máu nhanh

Trong tình huống khi đường máu tăng cao đột ngột sau bữa ăn khoảng 1 giờ, bạn có thể áp dụng một trong các cách hạ đường máu như sau đây:

  • Uống thật nhiều nước sẽ giúp cho đường được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên cách này không được áp dụng đối với người bệnh bị thận, cao máu áp hoặc là bệnh suy tim.
  • Tiêm thêm 1 tới 2 đơn vị insulin để có thể giảm nhanh đường máu, nhưng điều này chỉ được thực hiện khi bạn đã được chỉ định tiêm insulin.
  • Uống 1 cốc trà xanh hoặc là 3 tới 4 thìa bột quế có thể sẽ giúp cho bạn giảm đường máu một cách tức thời.
  • Vận động khoảng 15 tới 20 phút nhằm mục đích tăng sử dụng glucose ở cơ bắp, từ đó sẽ giúp giảm đường máu. Bạn cần phải lưu ý rằng: không tập luyện khi cơ thể thấy choáng váng, hay chóng mặt, hoặc sốt.

Các biện pháp chúng tôi đã đưa ra bên trên, chỉ thực hiện khi mà đường máu cao có nguyên nhân là do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Các bạn chú ý không áp dụng khi bệnh nhân quên không uống thuốc.

vicare.vn-cach-giam-duong-mau-cao-an-toan-cho-moi-nguoi-body-2

Cách hạ đường máu lâu dài

Các biện pháp giúp hạ đường máu một cách cấp tốc chỉ là tức thời, để có thể ổn định được đường máu một cách tự nhiên và lâu dài, bạn có thể tham khảo và sử dụng các biện pháp sau đây:

  • Kiểm tra đường máu một cách thường xuyên: Chỉ số đường máu an toàn ở mỗi người là không giống nhau. Vậy nên cách tốt nhất để có thể phát hiện được đường máu cao là bạn cần kiểm tra thường xuyên bằng máy đo cầm tay, ít nhất là tại 3 thời điểm vào buổi sáng khi chưa ăn, sau khi ăn 2h và cả trước khi ngủ.
  • Cần lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp: Bạn cần ăn tăng các loại rau có chứa nhiều chất nhớt cụ thể như rau đay, mồng tơi, hay là đậu bắp... và cần giảm chất bột đường trong chế độ ăn của bạn để giúp đường máu ổn định.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn: Thực hiện các bài tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn sử dụng đường máu một cách hiệu quả hơn. Bạn có thể lựa chọn các dạng bài tập lý tưởng như là nâng tạ, chạy bộ, hay đạp xe, bơi...
  • Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng: Ngủ từ 6 tới 8 tiếng mỗi ngày và kết hợp tập yoga hoặc thiền để có thể giảm stress. Những bộ môn này đã được chứng minh là có thể giúp giảm đường máu ở những người bệnh tiểu đường hay bị căng thẳng.

Kết luận: Như vậy là các bạn đã hiểu được thế nào là đường máu cao cũng như các cách giảm đường máu cao cấp tốc và lâu dài. Chúc các bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • 7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu
  • Glucose máu bao nhiêu là tiểu đường?
  • Stress cũng là "thủ phạm" gây tăng đường máu!