Cách dùng muối tốt cho sức khỏe

Muối ăn là một thứ gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Và đặc biệt, thành phần chính của nó là Natri Clorua (NaCl) cũng là một khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Muối tuy cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra tác dụng ngược đối với cơ thể.

Cách dùng muối tốt cho sức khỏe Cách dùng muối tốt cho sức khỏe

Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức hữu ích và cách dùng muối tốt cho sức khỏe.

1. Vai trò của muối đối với sức khỏe

Thành phần chủ yếu trong muối ăn là natri Clorua (NaCl) - một khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phân bố lượng nước trong tế bèo với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, muối còn kết hợp với các ion khác (chủ yếu là bicaronate) để giúp cân bằng nông độ acid/kiềm của cơ thể ở mức ổn định. Trong quá trình trao đổi điện tích qau màng tế bào, muối cũng có tác dụng hỗ trợ truyền dẫn xung thần kinh và co giãn cơ bắp. Như vậy, muối đối với sức khỏe con người là một khoáng chất vô cùng quan trọng và thiết yếu.

Cơ thể chúng ta vẫn thường mất muối qua việc bài tiết và đổ mồ hôi. Nhưng nếu cơ thể mất muối quá nhiều thì nồng độ natri trong máu sẽ bị hạ dưới mức bình thường là 135–145 mEq/L. Khi cơ thể bị thiếu hụt natri sẽ gặp phải những hiện tượng như chán ăn, buồn nôn, ói mửa, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, hoa mắt và co cơ. Nếu không được bổ sung muối kịp thời thì tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến hiện tượng sốc, choáng và tử vong do suy hô hấp. Với chế độ ăn thông thường thì tình trạng mất muối nghiêm trọng này rất khó xảy ra mà chỉ thường gặp phải đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính. Bệnh này gây nên việc nôn mửa và tiêu chảy khó kiểm soát, dẫn đến mất muối quá nhiều.

vicare.vn-cach-dung-muoi-tot-cho-suc-khoe-body-1

Trái lại với hiện tượng thiếu muối, tình trạng thừa muối trong cơ thể lại thường xảy ra hơn và đặc biệt dễ gặp với chế độ ăn uống khá mặn của người châu Á. Dù vai trò của muối đối với sức khỏe là rất quan trọng nhưng chế độ ăn nhiều muối lại là nguy cơ gây ra khá nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thận là cơ quan điều chỉnh lượng muối trong cơ thể nên nếu ăn quá nhiều muối thận sẽ phải hoạt động quá sức và dẫn đến suy thận, sỏi thận. Thường xuyên ăn mặn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hay đối với người có tiền sử về cao huyết áp thì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra ăn mặn nhiều còn dễ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, bệnh tim và tai biến mạch máu não,..

2. Cách dùng muối tốt cho sức khoẻ

Trong tất cả các loại thực phẩm đều đã có chứa muối ( ít nhất là 0,3mg/100g). Vì vậy, việc ăn các thực phẩm nhạt là đã đủ bổ sung muối cho cơ thể. Thường xuyên ăn các thực phẩm mặn sẽ khiến cơ thể bạn bị thừa muối.

Thói quen nấu ăn của người phương Đông thường nêm nếm thức ăn khá mặn. Ngoài ra ngày nay, người ta còn thường xuyên sử dụng những thực phẩm đóng hộp như cá muối, trứng muối, thịt nguội, jambon... Đây đều là những nguồn thực phẩm chứa một lượng muối lớn. Tất cả lượng muối trong thức ăn đều được cơ thể hấp thụ. Với thói quen ăn uống này thì trung bình mỗi ngày chúng ta tiêu thụ từ 8g đến 10g muối, trong khi đó nhu cầu cần thiết của cơ thể chỉ vào khoảng 3 – 5g. Đây không phải là cách dùng muối tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hầu hết người phương Đông đều gặp tình trạng thừa muối trong cơ thể.

vicare.vn-cach-dung-muoi-tot-cho-suc-khoe-body-2

Ăn muối quá nhiều trong một thời gian dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Một người có thể chất bình thường mỗi ngày chỉ nên bổ sung tối đa 5g muối/ngày. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên ưu tiên sử dụng các thức ăn nhạt hơn và dùng muối một cách khoa học. Giảm muối trong khẩu phần ăn là một cách sử dụng muối tốt cho sức khỏe. Ta có thể áp dụng nguyên tắc này qua các phương pháp sau:

  • Giảm lượng muối, mắm nêm vào thức ăn khi nấu nướng.
  • Khi chấm thức ăn thì nhẹ tay.
  • Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, tự nhiên thay cho thức ăn được chế biến sẵn và nhiều muối như : mì gói, xúc xích, mì ăn liền, dưa muối, cá muối, bim bim...
  • Ưu tiên chế biến món ăn bằng phương pháp luộc, hấp thay vì rim, kho, rang, xào...
  • Không nên rưới thêm nước sốt của món kho và cơm khi ăn.
  • Đừng uống hết bát nước dùng của món phở, bún, miến,... đặc biệt là khi đi ăn ngoài quán.
  • Kết hợp thêm nhiều gia vị khác như tiêu, chanh, giấm, ớt,... để món ăn vẫn không bị giảm khẩu vị mà không bị quá nhiều muối.

Đặc biệt với những người mắc một số bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường thì càng cần phải chú ý cách sử dụng muối tốt cho sức khỏe để không khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Thừa muối trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ra cao huyết áp. Vì vậy, những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, suy thận, bệnh gan nếu không có chỉ định riêng gì từ bác sĩ thì đều cần phải tự hạn chế lượng muối hấp thu hằng ngày.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường, muối ăn là một tác nhân làm tăng hoạt tính của amylase, nâng cao việc tái hấp thu glucose tại ruột non và gây ra hiện tượng tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, để tránh tình trạng bệnh tăng nặng thì chỉ giới hạn hấp thu dưới 2g muối mỗi ngày là cách sử dụng muối tốt cho sức khỏe với bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm:

  • Muối ăn và muối biển. Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển?
  • Quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm hại sức khỏe của trẻ
  • Ăn một bát phở sáng bạn nên nhịn muối một ngày