Cách đối phó nếu bị trĩ khi mang thai đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

Tại sao khi mang thai lại dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh “khó nói” này? Cách điều trị đơn giản, hiệu quả thích hợp với bà bầu bị bị trĩ khi mang thai là gì? HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Cách đối phó nếu bị trĩ khi mang thai đơn giản mà cực kỳ hiệu quả Cách đối phó nếu bị trĩ khi mang thai đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

Tại sao dễ bị trĩ khi mang thai?

Trĩ ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3. Nguyên nhân có thể là những vấn đề sau:

  • Em bé ngày càng lớn lên trong bụng mẹ, tạo nên các chèn ép lên tĩnh mạch khung chậu và vùng dưới. Điều này dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ thai kỳ.
  • Tăng lưu lượng máu: nhu cầu cung cấp trao đổi chất giữa mẹ và bé ngày càng cao khiến cho các tĩnh mạch dễ bị giãn, cùng với đó tĩnh mạch ở hậu môn cũng bị ảnh hưởng dẫn đến phình to, sưng và nhạy cảm hơn.
  • Phụ nữ mang thai rất hay bị táo bón do mất cân bằng nội tiết tố. Táo bón và trĩ là hai chứng bệnh có mối liên quan với nhau. Táo bón lâu ngày khiến cho việc đại tiện hết sức khó khăn, phân dồn ứ khó đào thải ra ngoài, áp lực lên hậu môn – đại tràng lớn, gây ra viêm, nhiễm vùng hậu môn, đồng thời khiến tĩnh mạch bị giãn, gây trĩ

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai thường có các biểu hiện như: ngứa và nóng rát, sưng ở vùng hậu môn, đại tiện đau và có ra máu, trong người râm ran, bực bội, khó chịu, ... Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm với mẹ bầu, nhưng để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Khi có dấu hiệu bị bệnh trĩ, thai phụ cần đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

vicare.vn-cach-doi-pho-neu-bi-tri-khi-mang-thai-don-gian-ma-cuc-ky-hieu-qua-body-1

Phương pháp điều trị bệnh trĩ trong thai kỳ đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

Khi mang thai, việc điều trị bệnh và sử dụng thuốc đều cần phải có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Hãy đến các bệnh viện uy tín để thăm khám và trao đổi cùng chuyên gia, tìm hướng giải quyết tốt nhất.

Thông thường, với bệnh trĩ thể nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, bà bầu có thể cải thiện tình trạng bệnh nhờ vào thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện bài tập hỗ trợ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ.

Nếu bệnh trĩ phát triển ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc dùng để uống hoặc bôi nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Biện pháp phẫu thuật bằng máy Longo hiện đại và rất nhiều ưu điểm nhưng không thích hợp đối với phụ nữ mang thai. Phương pháp này có thể thực hiện sau khi đã sinh con một thời gian và điều trị dứt điểm, không tái phát.

Mẹ bầu có thể làm theo một số cách dưới đây để hạn chế bệnh trĩ gây khó chịu, và không ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Ngâm nước ấm: pha muối với nước ấm để tắm hoặc ngâm sẽ mang lại công dụng giảm đau rất hiệu quả. Nước ấm giúp máu và tĩnh mạch lưu thông dễ dàng. Đồng thời, nước muối loãng giúp diệt vi khuẩn, mau lành tổn thương do trĩ gây ra ở vùng hậu môn. Bà bầu có thể thực hiện mỗi ngày nhưng không nên lạm dụng việc tắm, ngâm quá lâu dễ bị bệnh do cảm lạnh.
  • Đắp củ nghệ tươi: từ trước đến nay, nghệ được biết đến là cây thực vật có tính kháng viêm, kháng khuẩn, mau liền da. Cách thực hiện rất đơn giản. Bà bầu chỉ cần lấy củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nát nghệ và đắp vào vùng bị trĩ, sau đó cố định bằng băng gạc để nghệ không rơi ra. Nhờ kiên trì đắp nghệ tươi mà tình trạng viêm, sưng ở khu vực bị trĩ giảm đi rất nhiều.
vicare.vn-cach-doi-pho-neu-bi-tri-khi-mang-thai-don-gian-ma-cuc-ky-hieu-qua-body-2
  • Xông hơi với lá diếp cá: điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai không thể thiếu lá diếp cá nhờ tính sát khuẩn của nó. Lá diếp cá rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước đun sôi. Vệ sinh vùng bị trĩ trước khi xông. Mẹ bầu xông đến khi nước chuyển sang ấm thì ngưng.
  • Uống trà hoa mướp và hoa hòe: bài thuốc dân gian với 10g hoa khô mỗi loại hãm cùng nước sôi, dùng để uống. Mướp có tính bình thanh nhiệt, hoa hòe giúp ngăn ngừa hình thành các búi trĩ, làm bền thành mạch nên dùng rất tốt đối với phụ nữ bị trĩ trong thai kỳ.

Ngoài ra, còn một số phương pháp khác như đắp hoa mướp đắng, cây phỉ để bôi, châm cứu, mát xa, ... đều có tác dụng cực kỳ hiệu quả cho chị em phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Tùy vào cơ địa và sự đáp ứng của cơ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Phòng tránh bệnh trĩ cho mẹ bầu mang thai

Để không còn quá bận tâm với sự “đeo bám” dai dẳng của bệnh trĩ, và để có một thai kỳ an toàn, khoẻ mạnh chị em nên chủ động phòng tránh bằng một vài phương pháp dưới đây:

  • Bài tập Kegel (bài tập vùng đáy sàn khung xương chậu): chỉ tốn vài phút mỗi ngày nhưng tác dụng của nó lại vô cùng ý nghĩa. Áp dụng bài tập Kegel giúp kích thích hoạt động vùng xương chậu, khả năng lưu thông máu ở trực tràng – hậu môn tốt hơn. Bạn có thể tập các bài: nhịn tiểu có kiểm soát, co thắt âm đạo, ... Từ đó giúp các mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và nhanh chóng phục hồi sau sinh.
  • Chế độ ăn uống khoa học: trong thai kỳ, vấn đề ăn uống của các mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, nhiều chị em được bồi bổ quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, canxi, protein với mong muốn con khỏe, mẹ khỏe. Nhưng điều này vô tình khiến cho bệnh trĩ có cơ hội xuất hiện bởi tình trạng táo bón, thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn. Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau xanh, hạt ngũ cốc, trái cây tươi. Nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều chất xơ giúp việc đào thải dễ dàng hơn, hạn chế chứng táo bón, trĩ ở phụ nữ mang thai.
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng và tăng cường uống nước đầy đủ: nhiều người vẫn hay nói có bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Khi mang thai, phụ nữ tránh làm việc nặng quá sức nhưng vẫn nên duy trì thói quen rèn luyện cơ thể với các bài tập phù hợp như yoga, đi bộ, bơi lội, ... Đồng thời đừng quên uống nước mỗi ngày để tốt cho em bé trong bụng và giúp mẹ không bị thiếu nước, gây ra táo bón và bệnh trĩ.
vicare.vn-cach-doi-pho-neu-bi-tri-khi-mang-thai-don-gian-ma-cuc-ky-hieu-qua-body-3
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu vì sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu và các tĩnh mạch ở đại tràng – hậu môn. Tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định để tạo cơ chế hoạt động tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ bầu không nên nhịn đại tiện khi có nhu cầu.
  • Khi nằm nên nghiêng về phía bên trái bởi việc làm này sẽ giảm sự chèn ép các tĩnh mạch ở trực tràng và giúp máu lưu thông tốt hơn ở phần nửa dưới cơ thể.

Xem thêm:

  • Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xử lý như thế nào?
  • Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Điều trị trĩ hiệu quả ở phụ nữ mang thai