Cách điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên
Hen suyễn là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp phổ biến nhất ở trẻ em. Hơn nữa, hen suyễn còn được biết đến là một bệnh hô hấp mãn tính và không thể điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm thuyên giảm thiểu những triệu chứng của bệnh gây ra cho con bằng các cách điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên.
Cách điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên
Hen suyễn là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp phổ biến nhất ở trẻ em. Hơn nữa, hen suyễn còn được biết đến là một bệnh hô hấp mạn tính và không thể điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm thuyên giảm thiểu những triệu chứng của bệnh gây ra cho con bằng các cách điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên được kể đến qua bài viết dưới đây.
Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là gì?
Khi đường thở bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra thì hậu quả xảy đến là tình trạng phù nề và hẹp đường thở, điều này dẫn đến hiện tượng khó thở và thở khò khè – còn gọi là hen suyễn. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở trẻ em và là mối lo ngại đối với nhiều gia đình hiện nay.
Nguyên nhân gây nên bệnh hiện vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Y khoa chỉ có thể đưa ra những yếu tố có khả năng là nguyên nhân gây bệnh hoặc nguyên nhân khiến bệnh khởi phát, bao gồm:
- Yếu tố thời tiết: nắng nóng, mưa lạnh, gió bão, chuyển mùa.
- Yếu tố dị ứng: lông thú vật.
- Yếu tố môi trường: ô nhiễm không khí, khói bụi, khói than, khói thuốc lá...
- Yếu tố vi khuẩn, virus.
- Yếu tố dinh dưỡng: trẻ ăn nhiều các đồ tanh, đồ chứa nhiều chất bảo quản...
Ngoài nhưng yếu tố trên thì còn một số những yếu tố khác mà không thể kể hết như yếu tố vận động chẳng hạn. Ngoài ra, tất cả mọi người nên biết đến những biến chứng mà bệnh hen suyễn có thể gây ra cho trẻ nhỏ để có thể hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh, bao gồm:
- Biến chứng xẹp phổi
- Nhiễm khuẩn phế quản: một trong những biến chứng khiến bệnh hen suyễn tái phát đi tái phát lại và không thể được chữa khỏi dứt điểm. Ngoài ra còn có thể gây nên viêm nhiễm vùng tai – mũi - họng, viêm nhiễm đường hô hấp dưới.
- Giãn phế nang đa tiểu thùy hay còn được gọi là bệnh khí phế thũng.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
- Tâm phế mạn tính: gây cảm giác khó thở khi vận động cơ thể theo chiều hướng gắng sức, da mặt trở nên tím tái, trẻ bị đau vùng hạ sườn phải.
- Suy hô hấp: một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ.
- Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não: xảy ra sau tình trạng suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu ôxy lên não.
(Theo Bác sĩ chuyên khoa II - Đặng Thị Kim Huyên - Bệnh viện Nhi Đồng 2)
Phương pháp phòng bệnh hen suyễn cho trẻ
Cha mẹ nên tuần thủ những điều sau đây để giúp trẻ được tránh xa với bệnh hen suyễn một cách tối đa nhất có thể:
- Hạn chế sử dụng máy điều hòa khi thời tiết thay đổi.
- Hạn chế cho trẻ chơi với thú nhồi bông, vật nuôi trong nhà.
- Đảm bảo môi trường sống trong nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát và không nên dùng thuốc xịt diệt côn trùng.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang bị mắc bệnh cảm – cúm.
- Tránh vui đùa quá mức với trẻ, cũng tránh để trẻ trong trạng thái căng thẳng.
Điều trị bệnh hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên
Như đã nói ở trên, mặc dù bệnh khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng lại hoàn toàn có nhiều biện pháp giúp kiểm soát được mức độ của bệnh, điển hình là ngăn chặn 100% không cho cơn hen có khả năng xảy ra. Những cách điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên được biết đến như:
1. Uống nước chanh
Chanh giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và thường được dùng để chữa các bệnh viêm họng, bệnh răng miệng, bệnh đường tiêu hóa, bệnh huyết áp... và nhiều bệnh khác.
Một cốc nước cốt chanh pha với nước ấm sẽ giúp làm sạch phổi và tăng khả năng hoạt động cho phổi, nhờ đó giúp cho trẻ thở dễ dàng hơn.
2. Sữa tỏi – trà tỏi – nước tỏi
Tỏi có tác dụng giúp làm giảm toàn bộ các triệu chứng khó thở một cách nhanh chóng tức thì. Ngoài ra trong tỏi còn có chứa thành phần chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Bạn có thể đun một vài tép tỏi cùng 1/2 cốc sữa, sau đó cho trẻ dùng 1 lần/ngày. Hoặc bạn có thể cho 3 tép tỏi đã bóc vỏ vào một cốc nước sôi trong khoảng 5 phút, đợi cho nước ấm rồi cho trẻ uống.
3. Sử dụng mật ong
Nói đến mật ong thì đây quả là nguyên liệu quá nổi tiếng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, giảm các triệu chứng ho và triệu chứng thở khò khè. Hãy cho trẻ nếm 1 – 2 thìa café mật ong sau khi ăn khoảng 1 tiếng, lượng đờm trong cổ họng và phế quản bé sẽ tiêu tán và nhờ đó mà triệu chứng khó thở sẽ giảm bớt.
4. Đa dạng các bài thuốc từ gừng
Gừng không những là gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà còn là phương thuốc chữa hen suyễn rất hiệu quả. Gừng có công dụng kháng viêm, long đờm và giúp trẻ dễ thở hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa hen phế quản từ gừng:
- Ép gừng lấy nước cốt, ép một quả lựu lấy nước cốt. Trộn hỗn hợp nước cốt gừng, nước cốt lựu và một chút mật ong. Cho bé uống hỗn hợp này 2 - 3 lần/ngày, các triệu chứng hen suyễn sẽ biến mất nhanh chóng.
- Băm nhuyễn gừng và xúc 1 thìa café gừng băm nhuyễn cho vào 1 chén nước sôi, để cho ấm và cho bé uống trước khi đi ngủ. Hoặc có thể thay thế bằng cách thái nhỏ 1 củ gừng tươi và cho ngâm vào 1 cốc nước sôi khoảng 5 phút, sau đó là có thể thưởng thức.
- Nếu bé có thể nhai được gừng, bạn có thể cho bé nhai 1 chút gừng kèm với 1 chút muối, bé sẽ thấy dễ thở ngay tức thì.
5. Nghệ - “thiên địch” của bệnh hen suyễn
Nghệ là thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh hô hấp, và đặc biệt là giúp làm giảm triệu chứng khó thở của bệnh hen suyễn một cách vô cùng hiệu quả.
Một số cách chữa bệnh hen suyễn bằng nghệ như sau:
- Trộn 1/4 thìa cà phê bột nghệ với một ly nước ấm rồi cho trẻ uống. Cơn hen suyễn sẽ suy giảm tức thì.
- Đốt bột nghệ và hít khói bột nghệ bay ra. Khói bột nghệ có tác dụng long đờm rất mạnh.
6. Trị hen suyễn bằng hạt mù tạt và dầu mù tạt
Trong hạt mù tạt và dầu mù tạt có chứa 2 chất Selenium và Magie có tác dụng chống viêm và tiêu sưng khá hiệu quả. Đồng thời hạt mù tạt và dầu mù tạt còn được công nhận có tác dụng trong việc kiểm soát và kiềm chế các triệu chứng gây ra bởi bệnh hô hấp.
Massage dầu mù tạt lên vùng ngực của bé sẽ giúp đờm và dãi tan biến nhanh chóng, giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, mùi của mù tạt không được dễ chịu cho lắm nên các bậc cha mẹ cần cân nhắc khi sử dụng.
7. Dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp là nguyên liệu được dùng khá nhiều trong việc làm thông mũi. Chất Eucalyptol trong tinh dầu khuynh diệp có khả năng giúp phân hủy lớp niêm dịch và giúp mũi hoàn toàn thông thoáng.
Cách dùng dầu khuynh diệp để chữa hen suyễn:
- Nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực bé rồi massage nhẹ nhàng trong vài phút, sau đó mặc áo ấm cho bé. Thực hiện trước 1h khi chuẩn bị cho bé đi ngủ.
- Rắc một chút dầu khuynh diệp lên một chiếc khăn tay và để ngay cạnh gối của bé. Mùi thơm từ tinh dầu khuynh diệp tỏa ra sẽ giúp mọi người trong phòng cảm thấy dễ thở.
- Đun 1 ấm nước sôi rồi nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào đó. Để bé ngồi cạnh ấm để hít thở không khí tỏa ra từ ấm – gọi là xông mũi. Điều này sẽ giúp trẻ dễ thở hơn rất nhiều.
Qua bài viết này, hẳn các bậc cha mẹ đã biết thêm nhiều cách điều trị hen suyễn cho trẻ nhỏ bằng phương pháp tự nhiên một cách hiệu quả rồi. Chỉ với những nguyên liệu như tỏi, gừng, nghệ... là con bạn đã có thể thở một cách dễ dàng hơn và tránh khỏi các cơn hen. Chúc bé và gia đình luôn luôn mạnh khỏe!