Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy là một triệu chứng bệnh của hệ tiêu hóa, bệnh lý này xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường tình trạng thường xuyên hay gặp nhất ở trẻ là tiêu chảy cấp tính, hay còn gọi là tiêu chảy kéo dài. Để đối phó với vấn đề này, không ít các bậc phụ huynh đã phải đau đầu để tìm cách cải thiện số lần đi ngoài cho con. Tuy nhiên nếu không nắm rõ được phương pháp điều trị ...

Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy là một triệu chứng bệnh của hệ tiêu hóa, bệnh lý này xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường tình trạng thường xuyên hay gặp nhất ở trẻ là tiêu chảy cấp tính, hay còn gọi là tiêu chảy kéo dài. Để đối phó với vấn đề này, không ít các bậc phụ huynh đã phải đau đầu để tìm cách cải thiện số lần đi ngoài cho con. Tuy nhiên nếu không nắm rõ được phương pháp điều trị đúng cách, nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ là rất cao và kéo dài thời gian điều trị, không tốt cho bệnh tình của trẻ.

Triệu chứng của trẻ khi bị tiêu chảy

- Đi đại tiện một cách đột ngột, khó kiểm soát, đi nhiều lần trong ngày (có thể từ 10 - 15 lần/ngày). Phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua. Một số trường hợp tiêu chảy nặng, phân có dịch nhầy, có nước lẫn máu.

- Nôn nhiều lần trong một ngày (Cũng có thể đây là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đã bị nhiễm virut Rota hoặc do tụ cầu).

- Biếng ăn, có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày.

- Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc hoặc mệt lả, li bì, hôn mê do mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

- Trẻ có cảm giác khát nước, thèm uống nước hơn những ngày bình thường trước đó.

Nếu trẻ tiêu chảy quá 2 ngày, trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

vicare.vn-cach-dieu-tri-tieu-chay-keo-dai-o-tre-nho

Cách điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ

Để khắc phục tình trạng đi ngoài kéo dài ở trẻ nhỏ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng (Trường Đại học Y Dược Hải Phòng) cho biết:

- Về chế độ ăn cho trẻ, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.

- Trong trường hợp mẹ không có sữa thì có thể dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Cần bù nước và điện giải cho trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, cần bù nước và điện giải bằng đường uống, song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa...

- Cung cấp thêm cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng như vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, selen, acid Folic dưới dạng thuốc nước (Hydrosol, Nutroplex, Dynavit, Alvityl...) theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Lưu ý với việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng, kéo dài gây tổn thương niêm mạc ruột, gây loạn khuẩn; sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn.

vicare.vn-cach-dieu-tri-tieu-chay-keo-dai-o-tre-nho

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài hiệu quả

1. Cho trẻ uống nước lá ổi

Theo chia sẻ của một bạn có nickname Caragh trên diễn đàn webtretho.com, đã dùng phương pháp nấu nước là ổi để điều trị cho trẻ bằng cách:

- Lá ổi, sao vàng, hạ thổ, đun 9 ngọn 1 lần ( con trai 7 ngọn, con gái 9 ngọn).

- Sau đó đun sôi với 100ml nước

- Cho thêm vào khoảng 3 hạt muối và sắc lấy còn 50ml, cho trẻ uống ngày 3 lần. Và không nhất thiết phải uống hết 50ml nước, tùy theo nhu cầu của trẻ.

2. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ gạo rang

– Gạo: 10g sao vàng.

- Lá ngải cứu khô: 15g

- Đường đỏ: 10g.

- Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần, sau 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.

vicare.vn-cach-dieu-tri-tieu-chay-keo-dai-o-tre-nho

3. Sử dụng cà rốt

- Lấy một củ cà rốt cắt miếng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ thành nước.

- Đun sôi nước cốt đó lên và cho trẻ uống hoặc có thể dùng nước đó nấu cháo. Mỗi ngày một quả cà rốt sẽ giúp trẻ đề kháng tốt hơn với bệnh tiêu chảy.

4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh

Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Thực hiện như sau:

- Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần.

- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm.

- Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống quá đậm đặc.

Tuy nhiên sau nếu sau khi sử dụng cách phương pháp trên, nhưng trẻ lại không chịu ăn uống và kèm thêm sốt cao thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.

Nguồn: Hỏi đáp bác sĩ