Cách điều trị bệnh mộng du ở trẻ em như thế nào?
Mộng du là một chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi, bệnh mộng du có thể không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng ở những trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng của trẻ. Vậy cách chữa bệnh mộng du ở trẻ em như thế nào?
Cách điều trị bệnh mộng du ở trẻ em như thế nào?
Mộng du là một chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi, bệnh mộng du có thể không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng ở những trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng của trẻ. Vậy cách điều trị bệnh mộng du ở trẻ em như thế nào?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh mộng du là bệnh gì?
Mộng du được coi là một loại biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ, còn có tên gọi là parasomnias - là những loại hành vi bất thường xảy ra một cách vô thức trong lúc ngủ. Ngoài mộng du còn có một số rối loạn phổ biến liên quan đến giấc ngủ như là đái dầm, nói mớ và nghiến răng...
Triệu chứng của bệnh mộng du ở trẻ em
Mộng du thường gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi, và thường biến mất ngay khi trẻ dậy thì. Có một số triệu chứng cụ thể như:
– Mộng du đơn giản: Người ta chia loại mộng du này thành 2 trường hợp hành vi. Trường hợp thứ nhất là trẻ em ngồi ngay trên giường vừa nói chuyện vừa có những động tác quờ quạng. Trường hợp thứ 2 là trẻ mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại đi về giường ngủ tiếp. Loại mộng du này thường không nguy hiểm, diễn ra tối đa một lần trong một tháng, kéo dài trong khoảng 10 phút.
– Mộng du có nguy cơ: Đây là một dạng nặng hơn của mộng du đơn giản. Mộng du này sẽ kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại từ 2 – 3 lần/tuần. Trẻ mộng du có những hành động nguy hiểm như có thể tự gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh, có thể sẽ bị té ngã và có ý định trèo qua cửa sổ xuống.
– Mộng du khiếp sợ: Trẻ mộng sẽ bị mộng du trong trạng thái vô thức và khiếp sợ, có thể nằm tại chỗ không đi và hét lên trong đêm kèm theo nhịp tim tăng, nhịp thở tăng, các hoạt động của cơ cũng tăng. Vỏ não của trẻ lúc này cũng đang trong giấc ngủ chậm và sâu, mộng du dạng này có thể xảy ra nhiều lần trong đêm.
Cách điều trị bệnh mộng du ở trẻ em
Trẻ tự hết mộng du khi đến tuổi dậy thì
Hiện nay, chưa có một phương thức chính thống nào có thể áp dụng để chữa chứng mộng du. Thông thường, chứng bệnh này sẽ mất dần khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Vì thế, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng cũng như không cần phải lập tức cho con điều trị bằng thuốc, nhưng bố mẹ vẫn nên đưa bé đến bác sĩ khám chuyên khoa để được tư vấn về liệu pháp điều trị thích hợp nếu cần.
Chú ý đến trẻ nhiều hơn
Cha mẹ cần phải để mắt đến trẻ nhiều hơn và hạn chế những hiểm nguy tiềm ẩn có thể xảy ra khi trẻ bị mộng du. Nên di chuyển những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi bị mộng du ra khỏi các khu vực trẻ có thể đi ngang qua, khóa cửa chính và cửa sổ cẩn thận và nên bố trí phòng ngủ của trẻ ở tầng trệt.
Không làm trẻ giật mình
Khi trẻ đang trong trạng thái mộng du, bố mẹ tránh đánh thức hoặc làm trẻ giật mình. Hãy nhẹ nhàng đến gần trẻ và hướng trẻ quay trở lại giường ngủ. Hiện tượng mộng du có thể sẽ kết thúc ngay sau khi trẻ quay trở về điểm xuất phát, nhưng để an tâm hơn, bố mẹ nên nán lại với con để chắc chắn rằng trẻ đã hoàn toàn ngủ say.
Thư giãn cho trẻ
Có một số phương pháp có thể giúp trẻ hạn chế chứng mộng du như là cho con thư giãn trước khi ngủ bằng các bài nhạc nhẹ nhàng; giữ yên tĩnh và làm giảm độ sáng của đèn trong phòng khi trẻ đang ngủ, hạn chế để trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ và nhắc trẻ đi vệ sinh trước giờ ngủ để trẻ không phải thức dậy vào ban đêm.
Vì trẻ có thể tự khỏi mộng du khi bước vào tuổi dậy thì nên những cách điều trị bệnh mộng du ở trẻ em trên bạn có thể thấy gần như không cần đến tuy nhiên không phải vì thế mà bạn chủ quan vì rất có thể chỉ một sự chủ quan của bạn cũng có thể làm hại đến trẻ.