Cách đề phòng và điều trị bệnh Toxoplasmosis

Toxoplasmosis là một bệnh phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng. Ký sinh trùng này được gọi là toxoplasma gondii

Cách đề phòng và điều trị bệnh Toxoplasmosis Cách đề phòng và điều trị bệnh Toxoplasmosis

. Nó phát triển từ loài mèo và sau đó có thể lây nhiễm sang động vật khác hoặc con người.

Những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường có triệu chứng nhẹ hoặc không nhiễm bệnh. Tuy nhiên nhiều người lớn đã mắc chứng bệnh toxoplasmosis mà không biết. Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn. Những biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt, não, phổi, tim.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng có thể truyền bệnh sang cho thai nhi. Điều này sẽ khiến em bé có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

1. Bệnh toxoplasmosis lây truyền thế nào?

Con người có thể bị nhiễm toxoplasma do:

Ăn thực phẩm bị ô nhiễm

Ký sinh trùng toxoplasma có thể có trong thịt chưa nấu chín hoặc trái cây và rau quả có bám đất hoặc phân mèo nhiễm vi rút. Sự phát triển của toxoplasma thường bắt đầu khi một con mèo ăn thịt có chứa toxoplasma truyền nhiễm. Sau đó, các ký sinh trùng sẽ phát triển bên trong ruột của mèo. Sau vài tuần, hàng triệu ký sinh trùng truyền nhiễm được thải ra phân của con mèo thông qua quá trình hình thành bào tử.

meo

Lây từ một người nhiễm bệnh

Nếu một người phụ nữ mang thai bị nhiễm toxoplasmosis, ký sinh trùng có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi. Tuy nhiên, có những người mắc bệnh toxoplasmosis nhưng không truyền nhiễm, bao gồm trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trước khi sinh.

2. Tại sao bệnh toxoplasmosis lại phổ biến?

Mức độ lan rộng của toxoplasmosis trên toàn thế giới không giống nhau. Bệnh này phổ biến nhất ở khu vực Trung Mỹ và Trung Phi. Nguyên nhân chính có thể là do khí hậu ở các khu vực này, độ ẩm ảnh hưởng đến ký sinh trùng toxoplasma.

Văn hóa ẩm thực địa phương cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Các khu vực thường ăn thịt sống hoặc đồ ăn nấu chưa chín có tỷ lệ lây nhiễm bệnh cao. Việc sử dụng thịt tươi không để đông lạnh trước đó cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 11% những người ở độ tuổi từ 6-49 đã bị nhiễm bệnh toxoplasmosis.

3. Triệu chứng của bệnh toxoplasmosis

Hầu hết những người nhiễm bệnh toxoplasmosis có các triệu chứng:

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ

- Sốt nhẹ

- Đau cơ

- Mệt mỏi

- Đau đầu

sot

Triệu chứng bệnh có thể dễ dàng nhận thấy

4. Rủi ro nếu nhiễm toxoplasmosis khi mang thai

Nhiễm ký sinh trùng toxoplasma trong thời kỳ mang thai có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng bởi vì các ký sinh trùng có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang em bé. Nếu em bé bị nhiễm bệnh có thể ảnh hướng đến mắt, óc, tim, phổi. Ngoài ra cũng tăng nguy cơ gia tăng sẩy thai ở mẹ bầu.

5. Hậu quả của toxoplasmosis khi mang thai là gì?

Khi siêu âm, bác sĩ phát hiện một số trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong não và gan. Ký sinh trùng toxoplasmosis có thể được tìm thấy trong các cơ quan của em bé khi bệnh phát triển. Thiệt hại nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng hệ thần kinh. Điều này gây ra thiệt hại cho não và mắt của em bé. Nó có thể khiến trẻ suy giảm thị lực hoặc mù lòa, khuyết tật trí tuệ và chậm phát triển.

6. Mối liên hệ giữa toxoplasmosis và HIV

HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có nghĩa là những người dương tính với HIV có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm HIV có nguy cơ lớn mắc bệnh toxoplasmosis.

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm HIV. Nếu bạn đang mang thai và bạn dương tính với HIV, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc làm thế nào để ngăn ngừa bệnh toxoplasmosis.

7. Điều trị toxoplasmosis khi mang thai?

Có nhiều cách điều trị toxoplasmosis khi mang thai. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm toxoplasmosis vào lần mang thai đầu tiên, bạn có thể đi kiểm tra nước ối để xác nhận. Dùng thuốc có thể ngăn chặn cái chết của thai nhi hoặc các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có tác dụng phụ.

be

Nếu không có bằng chứng cho thấy thai nhi bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh gọi là spiramycin cho mẹ bầu. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng của bé.

Nếu em bé đã bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc pyrimethamine (Daraprim) và sulfadiazin. Em bé thường sẽ phải dùng những loại thuốc kháng sinh cho đến khi 1 tuổi.

Cách giải quyết cuối cùng là phá thai khi mẹ bầu mắc bệnh vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Phần 8 của 8

8. Phòng ngừa toxoplasmosis như thế nào?

Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng toxoplasmosis bằng cách:

- Ăn thịt nấu chín hoàn toàn

- Rửa rau sống và trái cây

- Rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với thịt sống hoặc rau

- Tránh đến các nước có tỷ lệ nhiễm toxoplasma cao như Nam Mỹ

- Tránh phân mèo

Nguồn: Healthline