Cách cuốn ổ cho bé ngủ ngon giấc mẹ nên học hỏi

Miếng ăn, giấc ngủ đầu đời của bé sơ sinh là mối quan tâm hàng đầu của mọi bà mẹ bỉm sữa. Những biện pháp làm sao để con ăn ngon hết cữ, ngủ ngon thật tròn đầy luôn được các mẹ tích cực tìm kiếm và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau. Trong đó, cách cuốn ổ cho bé sơ sinh ngủ một giấc thật sâu được các mẹ áp dụng thấy vô cùng hiệu quả.

Cách cuốn ổ cho bé ngủ ngon giấc mẹ nên học hỏi Cách cuốn ổ cho bé ngủ ngon giấc mẹ nên học hỏi

Cách cuốn ổ cho bé như thế nào?

Bé sơ sinh vốn dĩ luôn được che chở, bảo bọc trong một môi trường hết sức dễ chịu và êm ái suốt chín tháng trời dài đằng đẵng trước khi chào đời. Vậy nên, nếu được ôm ấp trong vòng tay mẹ khi ngủ sẽ khiến bé an tâm và ngủ rất sâu. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa không thể ấp ủ trẻ liên tục như vậy được vì mẹ cũng cần được nghỉ ngơi, “tranh thủ” chợp mắt hay nhiều việc khác phải dọn dẹp, lau rửa. Đồng thời, luôn được mẹ ôm khi ngủ lâu ngày sẽ tạo thành thói quen không tốt cho con, bé sẽ không chịu ngủ nếu không có mẹ bên cạnh hay bé sẽ ngủ nông, mau thức giấc. Tình trạng này lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của con, ít nhiều cũng sẽ khiến cho mẹ mệt mỏi, lo âu, muộn phiền, tác động xấu đến nguồn sữa mẹ. Chính vì thế, vài thao tác đơn giản được hướng dẫn sau đây với chiếc khăn quen thuộc sẽ biến thành đã chiếc ổ êm ái như vòng tay mẹ cho em bé sơ sinh ngủ say sưa mà không cần nhọc công mẹ quá nhiều.

  • Bước 1: Trước tiên, mẹ chuẩn bị một chiếc khăn lông để tắm với kích thước lớn, chiều dài khoảng 120 cm và rộng khoảng 60cm. Sau đó, quấn chéo góc chiếc khăn để tạo độ dài và cuốn lại từ từ đến hết. Chiếc khăn càng lớn, đường chéo càng dài thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Khi cuộn hết vải, mẹ dùng hai tay lăn tròn cuốn khăn để mép khăn ép sát vào vải, tránh bị bung ra.
  • Bước 3: Cầm hai đầu mút của cuốn khăn kéo dài ra hai bên cho khăn đạt độ dài tối đa trước khi bắt đầu định hình ổ khăn.
HoiBenh.vn-cach-cuon-o-cho-be-ngu-ngon-giac-me-nen-hoc-hoi-body-2
Cách cuốn ổ cho bé
  • Bước 4: Xếp cuốn khăn tròn trên giường theo hình oval hay hình tổ chim với phần chính giữa của khăn đặt trên phần đầu của bé, hai đầu mút ở dưới chân. Vắt chéo hai đầu khăn lại với nhau cho đẹp và để ổ khăn khó bung ra. Chỉnh vòng ổ to hay nhỏ là tùy thuộc vào chiều dài của em bé.
  • Bước 5: Sau khi làm khăn cuốn ổ, mẹ có thể làm thêm gối cho bé sơ sinh bằng chiếc khăn khác thành hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 10 cm, chiều dài khoảng 50 cm và dày khoảng 2 cm. Vắt ngang khăn làm gối qua ổ tại vị trí 1⁄4 phía trên của ổ khăn. Đây là vị trí vai gáy của trẻ, giúp trẻ hít thở thoải mái, thông thoáng. Gấp hai mép khăn xuống bên dưới vòng ổ. Trong trường hợp không làm gối, mẹ nên xoay ổ khăn ngược lại sao cho phần chính của khăn sẽ nằm giữa hai chân trẻ. Một đầu mút của khăn được luồn dưới vai gáy trẻ, đầu còn lại vòng lên đầu trẻ.
  • Bước 6: Sau khi được cho bú mẹ no nê, thay tã và mặc áo quần gọn gàng, thoải mái, em bé được đặt nằm trên giường và nghiêng về bên phải. Mẹ nhẹ nhàng vòng khăn từ dưới chân lên đầu em bé. Mẹ chỉ cần vỗ vỗ vào lưng bé để ru bé. Em bé sẽ từ từ chìm vào giấc ngủ êm ái của mình. Nếu bé đã bú đủ no, mỗi giấc ngủ của bé sơ sinh sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tiếng trước khi thức dậy đòi cữ bú tiếp theo.
HoiBenh.vn-cach-cuon-o-cho-be-ngu-ngon-giac-me-nen-hoc-hoi-body-3
Em bé từ từ chìm vào giấc ngủ êm ái của mình

Phản hồi của các mẹ về cách cuốn ổ cho bé ngủ

Hầu hết các mẹ đều hưởng ứng cách cuốn ổ cho bé ngủ vì ghi nhận kết quả rất khả quan. Chiếc khăn thần kỳ được mẹ biến hóa thành một chiếc nôi êm ái như vòng tay của mẹ, vừa cho em bé kê đầu, vừa ôm ấp lấy cả cơ thể con trẻ và giúp bé ngủ say. Nỗi lo lắng, bỡ ngỡ trong những ngày đầu học làm mẹ nhờ đó mà được vơi đi bớt phần nào. Một số mẹ hào hứng khoe bé sơ sinh của mẹ dù đã ra ngoài tháng vẫn rất hợp tác khi được mẹ áp dụng cách quấn khăn này.

Có mẹ bỉm sữa lưu ý thêm là nên đặt cổ trẻ hơi ngửa, chân phía trên hơi co và áp vào gần bụng, chân dưới để duỗi thẳng bởi tư thế này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và cột sống của trẻ. Một bà mẹ khác khuyên nên xoay bên nằm nghiêng cho bé mỗi lần quấn ổ, lúc bên phải, lúc bên trái để đầu bé được tròn đều. Tuy nhiên, lại có mẹ cho rằng chỉ nên áp dụng cách cuốn ổ tạm thời, xen kẽ với các lần đặt bé nằm ngửa vì việc nằm nghiêng liên tục về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương mặt của bé.

Xem thêm:

  • 7 tuyệt chiêu giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu
  • Mách mẹ cách chọn nhạc ru bé ngủ
  • Làm cách nào để bé ngủ đủ giấc?