Cách chữa viêm da dị ứng ở mặt như thế nào?

Thời tiết thay đổi bất thường hoặc ô nhiễm là những điều kiện làm cho bệnh viêm da dị ứng ở mặt phổ biến hơn. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh rất quan trọng và cần thiết.

Cách chữa viêm da dị ứng ở mặt như thế nào? Cách chữa viêm da dị ứng ở mặt như thế nào?

Thời tiết thay đổi bất thường hoặc ô nhiễm là những điều kiện làm cho bệnh viêm da dị ứng ở mặt phổ biến hơn. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh rất quan trọng và cần thiết.

Viêm da dị ứng ở mặt là gì?

Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh mãn tính ngoài da, có khả năng tự khỏi và tái phát trong 1 khoảng thời gian nhất định. Bệnh không phân biệt độ tuổi, giới tính và ảnh hưởng đến mọi vùng da trên người, kể cả vùng da mặt.

Triệu chứng viêm da dị ứng ở mặt

vicare.vn-cach-chua-viem-da-di-ung-o-mat-nhu-nao-body-1

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng ở mặt, có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

  • Di truyền
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Đó là các hóa chất công nghiệp, nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu,...
  • Yếu tố môi trường: Cơ thể không kịp thích nghi với các thay đổi đột ngột của môi trường.
  • Thực phẩm: Nhiều người bị dị ứng khi ăn tôm, cua, thịt đỏ, phô mai,...

Bệnh có nhiều triệu chứng như:

  • Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứng ở mặt điển hình là ngứa, nhất là về đêm nên ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và giấc ngủ của người bệnh.
  • Đối với trẻ em thường bị khô da, nứt nẻ. Nếu các tổn thương này bị gãi nhiều sẽ khiến chúng lan rộng hơn.
  • Đối với người lớn, tổn thương thường phân tán hơn, không chỉ ở da mặt mà còn ở bàn tay, mi mắt và cổ. Đồng thời, bệnh còn kèm theo các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, hen, viêm họng, cơ thể mệt mỏi và có thể bị sốt nhẹ.

Cách chữa trị

Viêm da dị ứng ở mặt cần được điều trị phối hợp giữa dùng thuốc, chăm sóc da và thay đổi lối sống. Cụ thể:

  • Cần giữ ẩm cho làn da, hạn chế tắm nước nóng và không sử dụng các hóa chất lên da.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, không đến gần thú nuôi
  • Uống đủ nước, ăn trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Không sử dụng chất kích thích.

Khi đã áp dụng nhiều phương pháp kể trên nhưng bệnh vẫn không tiến triển, thì có thể sử dụng các thuốc dưới đây dưới sự chỉ định của bác sĩ:

Thuốc bôi ngoài da

  • Thuốc giữ ẩm: Khi bị dị ứng nhẹ, có thể sử dụng loại kem trung tính bôi lên vùng da bệnh 1-2 lần mỗi ngày. Nhưng trước khi bôi bạn cần test trước xem thuốc có phù hợp với da mình hay không bằng vì chúng có chứa các thành phần có thể gây dị ứng cho da, đây là điều nghịch lý.
  • Các corticoid bôi da: Khi bị dị ứng nặng thì bôi corticoid để chống viêm da đang ở đợt kịch phát. Cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và thận trọng không để thuốc dính vào mí mắt và vết thương hở.
  • Tacrolimus: Đây là lựa chọn cho trẻ em và cả người lớn thuộc dạng viêm da dị ứng ở mặt và toàn thân nặng. Nhưng không được bôi thuốc lên các niêm mạc, da nhiễm khuẩn hoặc băng kín.
  • Thuốc dùng đường toàn thân: Ciclosporin là thuốc bôi toàn thân được sử dụng khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Thuốc điều trị ngắn hạn và cần được bác sĩ chỉ định.

Hướng dẫn kiêng kị để mau khỏi

  • Thịt béo, như: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa thúc đẩy sưng viêm. Hãy thay thế thịt béo với các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích,... có cung cấp đặc tính chống viêm.
  • Sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa, sữa luôn giàu protein nhưng có thể làm trầm trọng tình trạng viêm da dị ứng ở mặt của nhiều người. Vì chúng cũng chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Thực phẩm giàu tinh bột, như bánh mì trắng, mì ống: Các loại thực phẩm này gây tiêu hóa kém, ít dinh dưỡng. Kết quả là chúng có thể làm tăng triệu chứng viêm da.
  • Kẹo có đường: Đường ít lợi ích dinh dưỡng nhưng lại làm tăng triệu chứng viêm da. Do đó, bạn có thể cắt giảm lượng đường bằng cách uống nước, trà thảo dược, các loại nước tinh khiết.
vicare.vn-cach-chua-viem-da-di-ung-o-mat-nhu-nao-body-2

Cách chăm sóc da mặt

  • Tránh xa nguồn gây dị ứng: Các nguồn gây dị ứng như mỹ phẩm, thức ăn, hoa quả,... khiến bạn có dấu hiện dị ứng, bạn cần tránh xa và không sử dụng.
  • Uống thật nhiều nước: Nước giúp giải độc cơ thể nên bạn chú ý uống nhiều nước. Đồng thời nước giúp da dưỡng ẩm, không bị khô.
  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý: Khi bị viêm da dị ứng ở mặt thì cần ngưng mọi bước chăm sóc hiện tại, thay vào đó là rửa mặt với nước muối sinh lý 2 lần/ngày để da sạch sẽ.
  • Tránh đi ra ngoài ánh nắng mặt trời: Để da mặt ra ngoài nắng hay da tiếp xúc với các nguồn kích ứng khác khiến da gia tăng các triệu chứng bệnh. hãy theo dõi bệnh, nếu không đỡ phải đi khám tại bệnh viện da liễu ngay.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu có giúp chẩn đoán viêm da dị ứng không?
  • Bệnh viêm da dị ứng có lây không?