Cách chữa trị mụn rộp ở môi

Mụn rộp ở môi/miệng hay còn có tên gọi khác là bệnh giời leo là một loại bệnh có thể lây nhiễm. Việc điều trị bệnh là cần thiết. Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu cách chữa trị mụn rộp ở môi ngay trong bài viết dưới đây.

Cách chữa trị mụn rộp ở môi Cách chữa trị mụn rộp ở môi

1. Những điều cần biết về bệnh mụn rộp ở môi

Bệnh mụn rộp ở môi là gì?

Mụn rộp ở vùng môi/miệng là một dạng bệnh có tác nhân là virus Herpes Simplex HSV. Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng và tạo ra những vết lở loét hoặc mụn nước xung quanh khu vực miệng và bên trong miệng. Các vết loét trên môi còn được gọi là vết loét lạnh.

Khi bị bệnh mụn rộp, biểu hiện dễ thấy nhất là hiện tượng ngứa rát, nóng đỏ da và môi có cảm giác lăn tăn. Các mụn nước nhỏ li ti lúc này sẽ tập trung thành từng đám quanh môi và trên môi. Khi những mụn này bị vỡ, chất dịch bên trong sẽ chảy ra ngoài và phát tán virus Herpes vào không khí, có thể lây nhiễm cho người khác.

Bệnh mụn rộp ở môi đôi khi cũng có thể gây ra một số triệu chứng kèm theo như hạch ở vùng cổ và vùng dưới hàm sưng tấy, đau nhức; đôi khi, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ và đau họng, nhức đầu, cảm giác mệt mỏi.

Các mụn rộp này thường có thể tự khô đi, đóng mày và không gây ra bất kỳ vết sẹo nào sau 1 - 2 tuần nếu bạn biết cách chăm sóc.

Nguyên nhân gây ra bệnh mụn rộp là gì?

Bất kỳ yếu tố nào khiến cơ thể bị nhiễm virus Herpes Simplex đều là nguyên nhân gây ra bệnh mụn rộp nói chung. Bệnh cực kỳ dễ lây truyền qua tiếp xúc và có thể lây nhiễm qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống, hôn môi và qua các vết trầy - xước trên cơ thể.

Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh là:

  • Thời gian hành kinh hoặc đang có thai.
  • Cơ thể ở trong tình trạng suy nhược và căng thẳng kéo dài.
  • Các chấn thương ở răng miệng, viêm đường hô hấp, tổn thương ở môi.
  • Vấn đề suy giảm miễn dịch (HIV - AIDS, bệnh ung thư, ghép tạng, tiểu đường...)
HoiBenh.vn-cach-chưa-tri-mun-rop-o-moi-body-2
Bệnh mụn rộp ở môi là gì?

2. Tổng hợp cách chữa trị mụn rộp ở môi tại nhà

Cho đến nay, mụn rộp ở môi/miệng đều cần được chú trọng vấn đề chăm sóc tại nhà chứ chưa có thuốc hay phương pháp nào đặc trị. Điều này có nghĩa là cách chữa trị mụn rộp ở môi thực chất là các nguyên tắc chăm sóc cho bệnh nhân trong thời gian bệnh cho đến khi bệnh tự lành. Các nguyên tắc này bao gồm:

  • Súc miệng thật sạch bằng nước muối ấm pha loãng nhằm mục đích làm sạch và xoa dịu vết thương, đồng thời giảm nguy cơ bị nhiễm các khuẩn khác. Bạn cũng nên tắm bằng nước muối ấm hoặc thuốc tím pha loãng.
  • Nên dùng son dưỡng môi Vaseline và kem chống nắng với độ SPF lớn hơn 15 để xoa dịu vết nứt.
  • Không nên dùng kem/phấn trang điểm để che đi mụn rộp vì sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn uống hàng ngày các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Hạn chế tối đa các căng thẳng và lo âu trong cuộc sống hàng ngày.
  • Không được chạm vào vùng có tổn thương như mụn nước, vết loét... bệnh nhân.
  • Tự ý thức cách ly với người khác khi bị bệnh, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống, mỹ phẩm...
  • Sau khi bôi thuốc ở vùng nhiễm trùng, cần phải rửa tay để sát khuẩn.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều Arginine - một hoạt chất “bổ dưỡng” cho sự tái sinh của virus Herpes. Một số thực phẩm nên tránh là chocolate, dừa, đậu nành, cà rốt...
  • Nên ăn các loại thực phẩm thanh đạm như rau củ quả, các loại trái cây, thịt bò, thịt gà, cá... để tránh đi kích thích vết thương và vùng da nhạy cảm xung quanh.
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol trong thời gian 7 ngày đầu để xoa dịu cơn đau. Trong trường hợp bệnh kéo dài và ngày càng có dấu hiệu trầm trọng, lan ra nhiều vùng khác, gây cho bệnh một số biến chứng nặng... hãy tìm gặp bác sỹ để có hướng giải quyết tốt nhất
HoiBenh.vn-cach-chưa-tri-mun-rop-o-moi-body-3
Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau

3. Sử dụng thuốc điều trị bệnh mụn rộp như thế nào?

Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp chăm sóc, cách chữa trị mụn rộp ở môi thứ hai là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc này không thể đặc trị thủ phạm chính gây ra bệnh là virus Herpes mà chỉ giảm nhẹ bệnh và ngăn ngừa sự trở lại của bệnh.

Đối với bệnh nhân bị lần đầu tiên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus để giảm triệu chứng viêm - đau, rút ngắn thời gian lành bệnh.

Nếu ở trường hợp bệnh tái phát, bạn nên chọn:

  • Kem/thuốc bôi dạng mỡ tại chỗ theo đơn bác sỹ để giảm đau ngứa.
  • Các loại thuốc kháng virus theo đường uống, tuy nhiên, thuốc này sẽ không có hiệu quả nếu mụn rộp đã phát triển mạnh.
  • Nếu người bệnh là đối tượng có sức đề kháng yếu, việc điều trị mụn rộp cần phải có liều thuốc cao hơn để kiểm soát các triệu chứng, đồng thời có liều lượng vừa đủ mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Một số loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng khác là vitamin C, kem bôi chứa oxit kẽm.

Bài viết đã trình bày đầy đủ một số thông tin về bệnh mụn rộp ở môi cũng như tổng hợp cách chữa trị mụn rộp ở môi tại nhà và hướng dẫn bạn cách dùng thuốc để giảm nhẹ bệnh. Bạn có thể áp dụng những giải pháp trên cho tình trạng bệnh của mình để mau chóng thoát khỏi sự phiền nhiễu từ nó.

Xem thêm:

  • Điều trị mụn trứng cá ở đâu uy tín tại Hà Nội?
  • 6 lợi ích từ liệu pháp điều trị mụn bằng tia laser
  • 5 băn khoăn lo lắng về mụn thường gặp