Cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng gừng

Trào ngược dạ dày được biết đến với những biểu hiện như hôi và đắng miệng, ợ chua, ở thể nặng có thể gây viêm loét và ung thư thực quản. Nguy hiểm là thế nhưng ít ai biết rằng, chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là biện pháp dân gian rất hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng gừng Cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bằng gừng

Trào ngược dạ dày được biết đến với những biểu hiện như hôi và đắng miệng, ợ chua, ở thể nặng có thể gây viêm loét và ung thư thực quản. Nguy hiểm là thế nhưng ít ai biết rằng, chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là biện pháp dân gian rất hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà.

1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày còn có tên gọi khác là trào ngược dạ dày - thực quản (vì dạ dày trào ngược sẽ chỉ trào đến thực quản). Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ đưa thức ăn xuống dưới dạ dày. Dạ dày khi nhận được thức ăn sẽ tiêu hóa rồi tiếp tục chuyển xuống ruột non. Trong quá trình này, đôi khi vì nhiều lý do khác nhau mà thức ăn, axit,... trong dạ dày có thể trào ngược trở lại thực quản.

Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sự trào ngược này quá nhiều và thường xuyên thì lại gây ra những tổn thương cho thực quản. Lâu ngày hiện tượng trào ngược dạ dày làm viêm thực quản, loét thực quản, có thể dẫn đến ung thư thực quản.

Theo thống kê của ngành y, hiện nay ở Việt Nam, có khoảng hơn 7.000.000 người bị trào ngược dạ dày và con số này ngày càng tăng lên. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Nam giới mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ giới.

vicare.vn-meo-chua-trao-nguoc-da-day-hieu-qua-bang-gung-body-1

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng - phương pháp điều trị đông y hiệu quả

Theo Đông y, gừng là một vị thuốc có tính ấm, ôn trung, có khả năng chữa được nhiều bệnh như cảm lạnh, viêm khớp, giảm đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Y học hiện đại cũng khẳng định chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là phương pháp hiệu quả bởi các lý do sau:

  • Chất tecpen, oleoresin, chất cay được tìm thấy trong gừng: có khả năng chống viêm, giảm đau, sát trùng, trung hòa axit dịch vị.
  • Các phức hợp như methadone, ginger oil, 6-zingiberol: có khả năng giảm đau và lợi mật

Dưới đây là một bài cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản mà hiệu quả

Gừng ngâm giấm

Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng, ngâm qua nước muối khoảng 15 phút rồi để cho ráo nước. Giấm sau khi được nấu sôi trên lửa nhỏ, thêm đường, để nguội và ngâm với gừng theo tỉ lệ hợp lý trong lọ thủy tinh. 1 ngày sau là có thể dùng được.

Bạn có thể dùng gừng ngâm giấm vào buổi sáng, ăn cùng bữa ăn sáng là tốt nhất. Chỉ với một thìa con, thức ăn này có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, tác dụng hoạt huyết, điều hòa tì vị của giấm kết hợp cùng gừng giúp bạn loại vỏ các chứng bệnh về chán ăn, khó tiêu, làm nền tảng cho các hoạt động khác của cơ thể.

vicare.vn-meo-chua-trao-nguoc-da-day-hieu-qua-bang-gung-body-2

Uống 1 ly trà gừng vào buổi sáng

Đây là một trong những cách làm đơn giản mà lại có hiệu quả tuyệt vời. Chỉ cần thả vài lát gừng tươi vào tách nước nóng, thêm một chút đường phèn và thưởng thức. Khi đó, cơ thể được tăng cường tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột – dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc không còn tình trạng trào ngược.

Nước gừng tươi, chanh và mật ong

Gừng tươi, rửa sạch, giã hoặc xay lấy nước. Sau đó, bạn pha nước gừng cùng mật ong, nước cốt chanh và nước ấm theo tỉ lệ hợp lý. Như vậy, bạn đã có một thức uống thân thiện, bổ dưỡng, đánh thức ngày mới cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung.

Tóm lại, chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng là một trong những phương pháp điều trị dựa trên gốc rễ của bệnh, giúp người bệnh giảm đau, giảm các triệu chứng cục bộ và nhanh chóng phục hồi. Trong một số trường hợp như người bệnh tim mạch, người bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai, bệnh trĩ nội,... cần cân nhắc không nên sử dụng gừng tươi. Bạn cũng không nên dùng gừng cùng aspirin và coumarin để tránh xảy ra hiện tượng phản ứng giữa các thành phần.

Xem thêm:

  • Trào ngược dạ dày từ A đến Z: Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị
  • Đừng chủ quan với trào ngược dạ dày thực quản
  • Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?