Cách chữa hắc lào ở háng đơn giản nhất
Hắc lào là căn bệnh gây ra rất nhiều phiền phức cho người bệnh dù bị ở đâu cũng khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau rát, mệt mỏi, mất tự tin. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng hắc lào ở háng có lẽ sẽ gây phiền phức khiến chúng ta mất tự tin nhất. Vậy cách chữa hắc lào ở háng hiệu quả là gì?
Cách chữa hắc lào ở háng đơn giản nhất
1. Bệnh hắc lào là gì?
Bệnh hắc lào hay còn được gọi là bệnh lác, do vi nấm Dermatophytes gây nên. Nấm này có 3 loại: Trichophyton, Epidermophyton và Microsporum. Nấm hoạt động ở vùng nào thì được phân loại ở vùng đó: Nấm thân, nấm mặt, nấm chân... trong đó nấm bẹn hay nấm háng thường gặp nhất. Vì sao hắc lào lại thường lên ở háng?. Bởi đây là nơi tiết ra nhiều mồ hôi lại rất bí, không được khô thoáng, các loại nấm cạn thường tập trung ở đây với các nguyên nhân trên tạo điều kiện cho nấm cận phát triển gây ra hắc lào. Theo nhận định của các bác sĩ thì những người lần đầu tiên bị hắc lào thì có khoảng hơn một nửa bệnh nhân bị hắc lào ở háng.
2. Triệu chứng bệnh hắc lào
Triệu chứng thường gặp của bệnh là: Ngứa, xuất hiện vết màu hơi đỏ có viền bờ mọc mụn nước và lan rộng. Khi bị hắc lào ở háng, người bệnh mặc cảm, ngại ngùng nên không đi khám mà tự chữa tai nhà nên bệnh không được trị dứt điểm. Bệnh dễ lây lan từ người bệnh sang người khỏe nếu dùng chung vật dụng như khăn tắm, áo quần treo chung vì nấm và bào tử nấm lan sang cho người khác.
3. Trị hắc lào bằng thuốc Tây
Thuốc thường dùng: Dung dịch cồn gồm acid benzoic + acid salicylic + lod hoặc dung dịch ASA( acid acetylsalicylic, natri salicylat) những loại thuốc này có tác dụng khá nhanh nhưng lại có tác dụng phụ như lột ra, sạm đen da.
Thuốc dạng bôi: econazol, ketoconazol, miconazol có tác dụng tốt hơn các loại thuốc cồn và ít gây tác dụng phụ.
Thuốc uống: ketoconazol, griseofulvin, itraconazole. Đây là các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi dùng cho trường hợp bị nặng hoặc tổn thương rộng. Những ai bị gan, thận thì cần chú ý khi uống thuốc này.
Đối với các loại thuốc này phải bôi liên tục ngày ít nhất 3 lần cho đến khi lành. Khi hết vẫn phải tiếp tục bôi trong 2-4 tuần để tránh trường hợp bị tái phát lại. Nếu dùng liên tiếp trong 4 tuần mà da vẫn không lành cần đi khám bác sĩ.
4. Trị hắc lào bằng thuốc dân gian
Bồ kết và phèn chua
- Nguyên liệu: 12g bồ kết, 20g phèn chua.
- Cách thực hiện: Bồ kết rửa sạch cho vào nồi nấu sôi cùng phèn chua, nấu đến khi phèn chua tan hết thì tắt bếp để nguội. Dùng nước này tắm gội hàng ngày, đặc biệt là vùng háng và mông để nhanh chóng hết bệnh.
Vỏ cây đại tươi
- Nguyên liệu: 50 vỏ cây đại tươi và củ chút chít, 100ml cồn 70 độ.
- Cách thực hiện: Vỏ cây đại tươi và củ chút chít đem rửa sạch sau đó giã nát ngâm với cồn trong 7 ngày. Hàng ngày lấy bôi vào vết hắc lào ở mông và háng 2 đến 3 lần. Kiên trì đến khi nào vùng da này lành hẳn.
Cây bạch hoa xà
- Nguyên liệu: 100g rễ cây bạch hoa xà, 20ml cồn 90 độ.
- Cách thực hiện: Rễ cây bạch hoa xà bỏ lõi rửa sạch, giã nát rồi ngâm với cồn 90 độ 7 ngày. Khi được lấy ra bôi lên vết hắc lào ngày 1 đến 2 lần.
Lá ô môi: là đặc trưng của vùng Nam bộ rất hữu ích trong việc điều trị hắc lào. Chỉ cần lấy lá ô môi tươi, rửa sạch, giã nát, xát vào những vết hắc lào, làm vài lần là khỏi. Hoặc có thể chế rượu 25-30 độ với lá ô môi với tỷ lệ 1/5 để bôi.
Dùng riềng củ: 100g riềng già giã nát rồi ngâm với 200ml rượu 90 độ để bôi đều lên vùng da bị hắc lào, mỗi ngày vài lần sẽ thấy hiệu quả.
Chuối tiêu xanh: Lấy quả chuối tiêu non xát vào vị trí vùng háng bị hắc lào
Cây muồng trầu: Lá muồng trâu 100g trộn với 1 muỗng muối ăn xoa vào nơi bị bệnh. Hoặc giã nát 100g hạt muồng, 40g khế chua 40g, mười lá trầu không sau đó tiến hành vắt nước chanh vào đun nóng và chờ nguội, bôi vào vùng tổn thương.
5. Làm gì để phòng bệnh hắc lào?
Mỗi chúng ta có thể đề phòng bệnh hắc lào bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hợp lý, chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này giúp đẩy lùi bệnh hắc lào một cách hoàn toàn. Do đó bạn cần lưu ý tới một số vấn đề như:
- Thường xuyên vệ sinh, tắm gội sạch sẽ, giữ cho vùng háng, nách, bẹn luôn khô ráo.
- Áo quần phải phơi khô trước khi mặc. Ngoài ra, chăn màn cũng phải được giặt giũ thường xuyên, phơi ở những nơi có nắng gắt để tiêu diệt vi khuẩn.
- Khử trùng các vật dụng cá nhân.
- Không nên dùng chung đồ với người khác nhằm tránh lây lan bệnh.
Xem thêm:
- Hắc lào kiêng gì để bệnh chóng khỏi?
- Khi bị bệnh hắc lào có ngứa không?