Cách chữa hắc lào cho trẻ nhỏ

Hắc lào là một căn bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức chữa hắc lào và phòng ngừa cho con em mình và người thân.

Cách chữa hắc lào cho trẻ nhỏ Cách chữa hắc lào cho trẻ nhỏ

Hắc lào là một căn bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức chữa hắc lào và phòng ngừa cho con em mình và người thân.

Biểu hiện của bệnh hắc lào

- Nổi mẩn đỏ, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền, có mụn nước.

- Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn và cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.

- Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực... Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, thậm chí lây lan sang người khác.

- Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát.

vicare.vn-cach-chua-hac-lao-cho-tre-nho-body-1

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ

- Vệ sinh không đúng cách

- Cơ địa nhạy cảm: Sức đề kháng kém làm hệ bảo vệ bị ảnh hưởng nên dễ bị tấn công gây bệnh.

- Lây nhiễm: nếu như không để ý dùng chung các vận dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì tác nhân gây bệnh hoàn toàn có thể tấn công lây nhiễm sang người bệnh.

Chữa bệnh hắc lào cho trẻ em

- Dùng các loại thuốc bôi truyền thống.

- Thuốc kháng nấm bôi tại chỗ.

vicare.vn-cach-chua-hac-lao-cho-tre-nho-body-2

- Thuốc chống nấm toàn thân

- Các loại thuốc bôi theo phương pháp dân gian như:

  • Lá trầu không: Rửa sạch sau đó rồi đem giã nhỏ vắt lấy nước , dùng bông gòn, tăm bông thấm nước cốt bôi lên vùng da bị bệnh hắc lào và để khô tự nhiên.

vicare.vn-cach-chua-hac-lao-cho-tre-nho-body-3

  • Quả chuối xanh: Dùng quả chuối xanh thái lát. Rửa sạch vùng bị hắc lào, dùng lát chuối có mủ chà xát nhẹ nhàng vào vùng tổn thương trên da trẻ rồi để khô tự nhiên.
  • Củ riềng: Giã nát 1 củ riềng rồi đắp lên vùng da bị tổn thương do hắc lào và kiếm một miếng vải mỏng buộc cố định vết thương, khoảng 1 giờ thì tháo ra (không cần rửa lại với nước)

vicare.vn-cach-chua-hac-lao-cho-tre-nho-body-4

  • Tỏi: Lấy 1 củ tỏi ép nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Hoặc đem tỏi ép lấy nước cốt rồi trộn thêm ít giấm. Bôi liên tục, 3 lần/1 ngày đến khi khỏi hẳn.
  • Lá trà xanh: Lấy 1 ít lá chè xanh đun với nước sôi, rồi ngâm rửa vùng da bị hắc lào sẽ giúp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.

Phòng bệnh hắc lào ở trẻ nhỏ như thế nào?

Hắc lào thường tái phát do chúng ta dùng thuốc cho các bé không đúng cách hoặc do không diệt nguồn lây. Để hạn chế việc tái phát, bên cạnh dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở các vật dụng cá nhân như áo quần, chiếu gối, mùng mềnh bằng cách luộc nước sôi 100 độ C trong vòng 15 phút và rắc bột chống nấm hoặc bôi Iod 2% ,2 ngày một lần.

Diệt nấm mốc quần áo, đồ dùng cá nhân đề phòng bệnh hắc lào

Tránh cho các bé chơi đùa ở những nơi ẩm ướt, hoặc mặc áo quần ra mồ hôi nhiều, nếu cần phải giữ khô nhất là nếp gấp.

Khi các bé đã bị bệnh, nếu nhẹ chỉ cần bôi thuốc đúng chỉ định, chọn lựa thuốc chữa hắc lào phù hợp tùy điều kiện địa phương , bệnh nhân. Nếu như có tái phát hoặc có biến chứng nên cho các bé đến bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng nhất là không quên diệt nguồn lây.

Hắc lào là loại bệnh khiến tất cả mọi người sợ sệt khi bị mắc phải, do mức độ gây khó chịu cho người bị bệnh không riêng trẻ nhỏ mà cả người lớn. Đối tượng khi mắc bệnh sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong sinh hoạt sinh hoạt, nhất là trong những hoạt động nhiều ra mồ hôi. Chính vì thế mà chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ và cả gia đình.