Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường xảy ra với phụ nữ trẻ mới lập gia đình, hoặc trong giai đoạn đầu sinh hoạt tình dục. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh thường tìm kiếm những cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ để điều trị bệnh của mình một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này qua những thông tin dưới đây.

Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường xảy ra với phụ nữ trẻ mới lập gia đình, hoặc trong giai đoạn đầu sinh hoạt tình dục. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh thường tìm kiếm những cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ để điều trị bệnh của mình một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này qua những thông tin dưới đây.

1. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

vicare-cach-chua-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-body-1

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, đó là:

Do vi khuẩn E.Coli

Vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập để gây bệnh do cấu tạo đường niệu của phụ nữ ngắn và thẳng, gần kề hậu môn. Đây là loại vi khuẩn có hại dễ gây viêm khi sống trong đường niệu thường trú trong đường ruột. Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Nhiều người cho rằng nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ khác viêm đường tiết niệu nữ. Nhưng thực chất, vấn đề viêm nhiễm đều có thể xảy ra ở niệu đạo, bàng quang, thận... là những cơ quan thuộc đường tiết niệu. Đồng thời nguyên nhân gây nhiễm trường đường tiểu ở phụ nữ cũng do vi khuẩn E.Coli gây ra- đây là loại vi khuẩn có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu.

Vi khuẩn E. Coli là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Do thói quen nhịn tiểu, uống ít nước

Nữ giới dễ mắc bệnh do thói quen nhịn tiểu và uống ít nước. Vì khi nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

Do vệ sinh cá nhân không đúng cách

Vệ sinh cá nhân không đúng cách chính là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiệu niệu ở phụ nữ. Khi đi đại tiện, do thuận tay nên các chị em thường lau chùi từ sau ra trước. Thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn đưa vào đường niệu dễ dàng hơn, vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh ở nữ cao hơn.

Ngoài ra, thói quen thụt rửa mạnh khiến đường niệu dễ bị trầy xước, tổn thường, tạo điều kiện để vi khuẩn E.Coli xâm nhập.

Trong thời gian có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ, không thay băng vệ sinh thường xuyên khiến cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, cấu trúc xương chậu thay đổi nếu không chú ý vệ sinh niệu đạo cẩn thận thì nữ giới cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.

Những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu

Trước và sau khi quan hệ vợ chồng nếu nữ giới không vệ sinh đúng cách cũng sẽ dễ bị mắc bệnh phụ khoa tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm lan lên phần phụ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: môi trường nước bị nhiễm khuẩn, đồ dùng vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không tuân thủ nguyên tắc quan hệ 1-1, quan hệ với những người nhiễm các bệnh truyền nhiễm.... Do rối loạn thần kinh chức năng kiểm soát bàng quang,. Ngoài ra nên lưu ý người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường.

2. Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Chị em phụ nữ có thể nhận biết mình có bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không dựa trên các triệu chứng sau:

  • Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.
  • Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).
  • Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)
  • Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...
  • Đau ngay cả khi không đi tiểu.
  • Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.
  • Tiểu đêm, tiểu dầm
  • Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu.
  • Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.

Trong trường hợp có sốt kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, buồn nôn và nôn thường thì có thể vi trùng đã vào đến thận. Khi có triệu chứng trên, bệnh nhân nên khám sớm để được làm các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu và điều trị kịp thời.

vicare-cach-chua-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-body-2

3. Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Dưới đây, HoiBenh mách một vài cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ:

Phương pháp nội khoa

Với cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ bằng phương pháp nội khoa, người bệnh sử dụng kháng sinh tiêu viêm nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn ngừa viêm nhiễm.Phương pháp này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ và có thời gian điều trị ngắn. Tuy nhiên, người bệnh khi thực hiện theo phương pháp này cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống đúng và đủ liều, không bỏ dở giữa chừng. Nếu không bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao.

vicare-cach-chua-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-body-3

Phương pháp vật lý trị liệu

Dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt giúp tiêu viêm, tiêu diệt mầm. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để chữa viêm đường tiết niệu ở nữ.

Ngoài việc giúp tiêu viêm, phương pháp này còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và giúp tái tạo tế bào mới.

Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sử dụng máy sóng ngắn để loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp Đông Y

Phương pháp Đông Y có thể giúp người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thanh lọc cơ thể và điều trị hiệu quả những dấu hiệu của căn bệnh bằng các thảo dược hoàn toòn thiên nhiên.

Bài thuốc 1:

Chị em phụ nữ có thể sắc 15 gram hoa mào gà, 10 gram biển súc, 8 gram thài lài tía 8g, 8 gram rễ cỏ tranh, cùng 15 gram rau má và 10 gram râu ngô 10g. Sử dụng trong 5-7 ngày liên tục.

Bài thuốc 2:

Đun hạt ích mẫu, chè mỗi thứ 6-9g với 600ml, uống ngày hai thang vào lúc đói sẽ giúp thanh nhiệt, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiết dắt và nóng buốt.

Bài thuốc 3:

Hải kim sa, cỏ seo gà, dây mướp đắng vào đun sôi tầm 20-30 phút. Cho chè vào tiếp tục đun sôi hai phút nữa. Ngày uống một thang. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt lợi thấp và giải độc, chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em và một số cơ sở khám uy tín
  • 5 địa chỉ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu uy tín tại Hà Nội
  • Viêm đường tiết niệu có nên quan hệ không?