Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay
Bệnh viêm da cơ địa ở tay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để bệnh tái phát nhiều lần và không được điều trị sớm có thể tác động xấu đến da, gây khó chịu và mất tự tin khi chúng ta giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay là gì? Cùng HoiBenh theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay
Bệnh viêm da cơ địa ở tay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để bệnh tái phát nhiều lần và không được điều trị sớm có thể tác động xấu đến da, gây khó chịu và mất tự tin khi chúng ta giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay là gì? Cùng HoiBenh theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời.
Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa ở tay
Theo PGS.TS.BS cao cấp Nguyễn Duy Hưng (Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam), tỷ lệ người bệnh viêm da cơ địa ở Việt Nam rất cao, bệnh xuất hiện ở khoảng 15 - 30% trẻ em và 2 - 10% ở người lớn.
Viêm da cơ địa là bệnh lý dị ứng khá phổ biến, bệnh biểu hiện bằng các thương tổn trên da như sưng đỏ, mụn nước, vảy tiết do mụn có mủ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da mặt, trán, mặt gấp các mi, mu bàn tay, bàn chân.
Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân hay mặt cũng giống như bệnh mề đay hay những bệnh da liễu khác đều không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện, có phương pháp chữa bệnh phù hợp bệnh rất dễ tái phát, gây tổn thương nghiêm trọng đến da và ảnh hưởng thẩm mỹ của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay
Trước khi đi tìm hiểu cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay, bạn đọc cần tìm hiểu những nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa này.
Thông thường, nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay thường là do người bệnh tiếp xúc thường xuyên với chất gây dị ứng hoặc hóa chất độc hại như nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, xà phòng,... Bên cạnh đó, không thể không kể đến hệ thống miễn dịch. Đây chính là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ kích ứng và gây viêm ở da.
Ngoài các nguyên nhân này ra, di truyền cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm da cơ địa. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp bố mẹ bị viêm da cơ địa, con sinh ra đều mắc phải căn bệnh này.
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay
Tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như từng giai đoạn mà triệu chứng nhận biết của bệnh thường không giống nhau.
- Ở giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn này vùng da tay của bệnh nhân thường bị đỏ và có ranh giới không rõ ràng. Kèm theo triệu chứng này là sự xuất hiện của các đám sẩn và các nốt mụn nước li ti nhưng không có vảy ở da. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, da bị đóng vảy, tiết dịch và gây ngứa âm ỉ. Và bội nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra nếu bệnh nhân gãi gây trầy xước da.
- Giai đoạn bán cấp: Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay trong giai đoạn này thường biểu hiện ở mức độ nhẹ, da không phù nề và không tiết dịch.
- Giai đoạn mãn tính: Lúc này da có dấu hiệu dày thâm và hình thành các vết nứt. Ngứa chuyển từ âm ỉ sang dữ dội. Và hậu quả của gãi ngứa là làn da sẽ viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng.
Tìm hiểu cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay
Dưới đây là cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay đã được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả cao, bạn đọc có thể tham khảo những cách sau:
Sử dụng chất dưỡng ẩm và chất làm mềm
Chất dưỡng ẩm và chất làm mềm không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho da mà còn giúp tăng cường khả năng phục hồi làn da bị thương tổn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tạo màng ngăn bảo vệ, giúp ngăn ngừa mất nước, hạn chế tình trạng khô ráp và ngứa ngáy ở da. Tuy nhiên, để các sản phẩm dưỡng ẩm mang lại tác dụng như mong muốn, người bệnh nên sử dụng thường xuyên, đặc biệt vào mùa đông.
Sử dụng chất làm sạch thay thế xà phòng
Theo các chuyên gia, xà phòng có tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, chúng cũng chính là yếu tố tác động khiến bệnh thêm trầm trọng. Bởi xà phòng có tính kiềm cao có thể làm khô và bong tróc da ở tay. Do đó, để khắc phục viêm da cơ địa ở tay, bệnh nhân nên dùng một số loại nước làm sạch có tính chất dịu nhẹ để thay thế xà phòng.
Dùng thuốc Tây
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay bằng các loại thuốc Tây, người bệnh nên tham khảo:
- Thuốc chống viêm: Một số loại kem bôi như Clobetasone và Fluticasone có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm nặng. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, đối với loại thuốc chữa viêm da dạng bôi này, bệnh nhân chỉ nên bôi ở phần da bệnh dày, không nên bôi ở vùng da mỏng và nhạy cảm như da mặt. Về thời gian dùng, tốt nhất là 2 lần trong ngày.
- Thuốc điều hòa miễn dịch toàn thân (dạng bôi tại chỗ): Thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng ngứa ở da và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ da. Pimecrolimus và Tacrolimus là hai loại thuốc thuộc nhóm điều hòa miễn dịch thường được bác sĩ kê đơn sử dụng.
- Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân dạng uống: Azathioprine và methotrexate thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng khi có sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc hoặc chất làm ẩm qua da: Các loại thuốc như Mimyx, Aquaphor và Petrolatum có tác dụng làm mềm và hạn chế mất nước ở da nhờ lớp màng bảo vệ, giúp da trở nên mềm mịn và giảm ngứa.
- Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin thế hệ H1 thường có công dụng giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa bàn tay, ngón tay. Thế nhưng, thuốc có tác dụng phụ là an thần, gây buồn ngủ. Vì vậy, khi sử dụng bệnh nhân nên chú ý đến liều lượng.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc chỉ được áp dụng trong trường hợp viêm da cơ địa ngón tay, bàn tay gây nhiễm trùng ở da. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa trị phù hợp.
- Thuốc uống corticoid: Khi thuốc kháng histamin không phát huy tác dụng, triệu chứng bệnh chuyển nặng và lan rộng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc corticoid đường uống để chống viêm và giảm ngứa.
Dùng thuốc Nam an toàn, đơn giản
Thuốc Nam là những cây thuốc ngay trong vườn nhà, lành tính và cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay bằng thuốc nam được đánh giá là khá đơn giản và hiệu quả.
- Lá khế: Lá khế có tính hàn, tác động giải nhiệt, trị viêm cơ địa hiệu quả. Bệnh nhân dùng 300g lá khế, rửa sạch rồi đun cùng nước, để nguội và tắm hàng ngày. Khi tắm dùng lá khế chà xát lên vùng da bị viêm để đẩy lùi triệu chứng ngứa, mẩn đỏ.
- Lá trầu không: Theo Đông y, lá trầu không có tác dụng sát trùng, tiêu viêm nhanh chóng. Người bệnh lấy 5 - 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm. Lưu ý cần vệ sinh sạch sẽ phần da tổn thương trước khi dùng lá trầu không.
- Cây sài đất: Sử dụng một nắm lá sài đất rửa sạch, vò nát và bôi lên vùng cánh tay, chân, mặt bị viêm da cơ địa. Áp dụng 2 - 3 lần/ngày, liên tục khoảng 15 ngày sẽ thấy triệu chứng ngứa thuyên giảm, mụn nước lặn dần.
- Cây lược vàng: Nghiên cứu Y học chỉ ra rằng cây lược vàng chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống oxy hóa trên da nên được các lương y sử dụng trong quá trình chữa viêm da cơ địa. Bệnh nhân dùng 10 lá lược vàng, giã nát, chắt lấy nước cốt và chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đi nhiều.
- Lá hành hoa: Chuẩn bị 100 - 200g lá hành hoa, muối hột. Sau đó rửa sạch lá hành, thái nhỏ, cho vào đun sôi cùng nước và muối. Dùng nước hành lá ngâm vùng da bị viêm khoảng 15 phút. Hoặc bệnh nhân có thể tắm bằng nước hành hoa để chữa bệnh trên diện rộng.
Sử dụng kết hợp Cao giải độc và Cao bổ gan
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), Đây không phải bệnh khó chữa, tuy nhiên muốn chữa dứt điểm cần tuân thủ 2 nguyên tắc “TIÊU ĐỘC - BỔ GAN”. Hiện nay, lộ trình chữa bệnh kết hợp Cao giải độc và Cao bổ gan Tâm Minh Đường làm rất tốt 2 nhiệm vụ này. Đây cũng là 2 sản phẩm chữa bệnh viêm da cơ địa được nhiều chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay bằng việc sử dụng kết hợp Cao giải độc và Cao bổ gan theo một lộ trình bài bản, khoa học, tác động toàn diện bệnh lý.
● Đầu tiên, người bệnh sử dụng Cao giải độc chiết xuất từ các vị thảo dược kinh điển chữa viêm da cơ địa như thổ phục linh, ké đầu ngựa, cối xay, cỏ tranh,... giúp thanh nhiệt, loại bỏ độc tố tích tụ trên vùng da bị viêm.
● Sau đó, kết hợp Cao bổ gan bào chế từ những vị thuốc bổ gan nổi tiếng như nhân trần, cà gai leo, huyết đằng, trần bì,... hỗ trợ tăng cường chức năng gan, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa không thể tái phát.
Để nâng cao công hiệu của Cao giải độc và Cao bổ gan, các lương y Tâm Minh Đường đã phân chia, gia giảm thành phần thảo dược trong 2 sản phẩm theo TỶ LỆ VÀNG, chuẩn đến từng mg và bào chế thuốc dạng cao bằng theo quy trình nghiêm ngặt, gắt gao.
Theo đó, Cao giải độc và Cao bổ gan được đun nấu liên tục ở 100 độ C trong vòng 48h bằng củi khô, lọc qua 9 lần để thu được sản phẩm cao cuối cùng cô đọng toàn bộ dược chất quý giá từ thảo mộc. Được biết 10kg thảo dược tươi mới thu được 0,7kg cao nguyên chất nên hàm lượng dược tính rất cao.
Hơn nữa, thuốc ở dạng cao - tốt thứ 2 sau thuốc sắc, khi pha cùng nước thuốc sẽ dễ thẩm thấu vào thành dạ dày, đem đến hiệu quả nhanh hơn rất nhiều so với dạng viên, đơn, hoàn, tán. Cao giải độc và Cao bổ gan được đóng hộp thủy tinh, nắp đậy cẩn thận nên phù hợp nhịp sống hiện đại, dễ bảo quản, không mất công đun sắc.
Theo kết quả khảo sát, có đến hơn 90% bệnh nhân viêm da cơ địa đều thấy hài lòng về hiệu quả cũng như sự tiện lợi mà Cao giải độc và Cao bổ gan đem đến. Cụ thể, sau 5 - 7 ngày đầu, triệu chứng sốt, da mẩn đỏ phù nề biến mất.
Sau 10 - 20 ngày tiếp theo, mụn nước xẹp hoàn toàn, người bệnh không còn mẩn ngứa, khó chịu. Và sau 20 - 30 ngày, sắc tố da trở lại bình thường do độc tố đã được đào thải hết, chức năng gan phục hồi.
Một số lưu trong điều trị viêm da cơ địa ở tay
Để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay đạt kết quả tốt và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên tuân thủ những quy định sau:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Đồng thời, kiêng ăn các loại thức ăn gây dị ứng như quả hạch, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng,...
- Không nên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng hoặc các hóa chất độc hại. Nếu tính chất công việc bắt buộc, bệnh nhân nên sử dụng găng tay bảo hộ. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, găng tay phải khô, không bị hỏng.
- Tuyệt đối không gãi ngứa, tránh tình trạng bội nhiễm
Viêm da cơ địa ở tay nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, ngoài những cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay kể trên thì lời khuyên dành cho bệnh nhân là thường xuyên thăm khám định kỳ và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
- Bệnh da do mỹ phẩm chứa corticoid là gì?
- Tác dụng của chanh leo trong mùa hè là gì?
- Nắng nóng ảnh hưởng đến bà bầu như thế nào?