Cách chữa bệnh vẩy nến ở chân
Bệnh vẩy nến ở chân thường là các mảng da bị tổn thương, tạo thành vẩy trắng hoặc bạc. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có tác động nguy hại đến sức khỏe, khiến cho người bệnh khó di chuyển. Vậy thì có cách chữa bệnh vẩy nến ở chân không?
Cách chữa bệnh vẩy nến ở chân
Bệnh vẩy nến ở chân thường là các mảng da bị tổn thương, tạo thành vẩy trắng hoặc bạc. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có tác động nguy hại đến sức khỏe, khiến cho người bệnh khó di chuyển. Vậy thì có cách chữa bệnh vẩy nến ở chân không?
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến xuất hiện khi quá trình sản sinh và chết đi của tế bào da bị rối loạn. Thông thường, vòng đời của tế bào da là khoảng 28-30 ngày, từ khi sinh ra, đến khi chết đi, được đẩy dần lên bề mặt của da và bong ra khỏi cơ thể. Khi bị vẩy nến, do rối loạn hệ miễn dịch, vòng đời các tế bào da bị rút ngắn lại chỉ còn 3 - 4 ngày. Các tế bào da chết được sinh ra quá nhanh, đẩy lên bề mặt da nhưng không thể thoát ra ngoài, tích tụ lại thành các vẩy trắng như vẩy nến.
Vẩy nến thường được hình thành ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, và có khi là ở chân. Các dạng vẩy nến có thể gặp ở chân là:
- Vẩy nến mụn mủ: thường xuất hiện ở lòng bàn chân với các mụn có mủ trắng, gây đau đớn và hạn chế khả năng di chuyển, vận động. Vẩy nến mụn mủ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chân của người bệnh.
- Vẩy nến thể mảng: có thể xuất hiện ở chân tại vùng đầu gối, vùng da bị tổn thương có màu đỏ, sưng viêm và bong vẩy trắng hoặc bạc. Vẩy nến này có thể lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng khác trong cơ thể.
- Vẩy nến đảo ngược thường xuất hiện sau gối, vùng da bị tổn thương có màu đỏ tươi, mịn và không có vẩy.
- Vẩy nến ở móng: vẩy nến ở móng chân thường làm đổi màu móng thành màu vàng hoặc đục, và làm biến dạng móng. Trên bề mặt móng sẽ xuất hiện các chấm rỗ nhỏ hoặc những đường lằn khiến móng bị sần sùi.
- Vẩy nến ở khớp: đây gọi là viêm khớp vẩy nến. Vẩy nến xuất hiện trong các khớp gối, mắt cá chân, khớp ngón chân, khiến các khớp này sưng, đau, tấy đỏ, hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh.
Cách chữa bệnh vẩy nến ở chân
Hiện tại, chưa có cách gì chữa dứt điểm bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng và hạn chế bệnh phát triển. Các phương pháp điều trị chính thường làm giảm triệu chứng bằng cách ức chế hệ miễn dịch và thay đổi cơ chế phản ứng của cơ thể.
- Thuốc bôi: các loại thuốc bôi thường là kem hoặc thuốc mỡ có chứa steroid; chất tương tự vitamin D; thuốc ức chế calcineurin; nhựa than,... Ngoài ra, thuốc có thể có thành phần dưỡng ẩm. Nếu như thuốc không có thành phần dưỡng ẩm, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm.
- Liệu pháp chiếu sáng: đây là liệu pháp duy nhất thực sự có tác dụng với bệnh vẩy nến. Liệu pháp này dùng tia cực tím (PUVA) chiếu lên da kết hợp với bôi thuốc retinoid liều thấp khá hiệu quả với nhiều người.
- Thuốc toàn thân: nếu như bệnh vẩy nến nghiêm trọng hoặc không giảm thiểu sau những liệu pháp trên, bác sĩ có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc được kê có thể là thuốc ức chế miễn dịch, như methotrexate hoặc cyclosporine; steroid; retinoids; thuốc ức chế phosphodiesterase 4; ... Những loại thuốc này có tác dụng phụ là làm suy giảm hệ miễn dịch, bởi vậy cần được sử dụng một cách thận trọng.
Lưu ý cho người bị bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, việc thay đổi lối sống là rất quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng bùng phát bệnh:
- Nên có lối sống lành mạnh, tránh sử dụng rượu, thuốc lá.
- Có một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng.
- Thường xuyên dưỡng ẩm da, tránh sử dụng xà phòng, mỹ phẩm có khả năng làm khô da.
- Giảm thiểu căng thẳng bằng cách tập yoga, hoặc ngồi thiền.
- Giữ nhật ký để ghi lại diễn biến bệnh, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh, để kịp thời tránh.
Xem thêm:
- Điều trị vẩy nến và những điều cần lưu ý
- Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ em
- Bệnh vẩy nến có di truyền không?