Cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh lý da liễu không quá nguy hiểm, nhưng lại gây rát nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh còn tiềm ẩn một số nguy cơ nếu có bội nhiễm. Vì vậy, bệnh tổ ở chân nên được điều trị sớm và dứt điểm. Bài viết dưới đây HoiBenh xin giới thiệu một số cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân Cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân là gì?

Bệnh tổ đỉa là một tình trạng viêm ngoài da, đặc trưng bởi các nốt mụn nước và cảm giác ngứa, thường ở rìa bàn tay, bàn chân hoặc ngón tay chân. Trong bài viết này, chúng ta tập trung nói đến bệnh tổ đỉa ở chân.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 10 - 20% dân số mắc bệnh tổ đỉa ở chân, trong đó phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn, nhất là những chị em nội trợ do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Trong số những người mắc tổ đỉa ở chân, có khoảng 50% có tiền sử viêm da cơ địa. Vì vậy, một số quan điểm cho rằng bệnh tổ đỉa ở chân có liên hệ với viêm da cơ địa.

Tổ đỉa ở chân không phải là một bệnh lý quá nghiêm trọng đối với người mắc nhưng nó gây khó chịu và kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Bệnh cũng không lây truyền qua tiếp xúc thông thường, vì vậy người thân của bệnh nhân không cần quá lo lắng khi sinh hoạt cùng họ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh tổ đỉa ở chân có thể gây bội nhiễm, làm tăng nặng triệu chứng và kéo dài thời gian chữa bệnh. Ngược lại, bệnh tổ đỉa ở chân hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng phác đồ.

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở chân khá rõ ràng, không khó để phát hiện, nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác. Vì vậy, khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu sau, bạn đọc có thể nghĩ tới bệnh tổ đỉa ở chân và đi khám để được chẩn đoán xác định:

  • Da nổi mụn nước: Mụn nước thường tập trung thành đám, có chân ăn sâu vào dưới da (nhận biết bằng cách quan sát khi mụn nước vỡ ra có để lại sẹo). Kèm theo một số đặc điểm:

Mụn nước có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 1 - 3mm.

Vị trí xuất hiện đầu tiên: Thường ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, da đầu hoặc các kẽ ngón tay, chân.

Mụn nước có vỏ dày, chính là lớp da bao bọc, rất khó vỡ, sờ cứng chắc, màu đục. Mụn nước thường nằm bằng phẳng hoặc hơi gồ nhẹ lên khỏi bề mặt da.

Đôi khi nhiều mụn nước nhỏ xếp gần nhau kết hợp với nhau tạo thành một mụn lớn.

  • Ngứa ngáy, rất khó chịu tại những vùng tổn thương: Cảm giác ngứa có ở tất cả các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa ở chân, với mức độ tùy vào mỗi cá nhân. Bệnh nhân có thể thấy đau hoặc không. Khi da, đặc biệt vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, cơn ngứa tăng nặng khiến bệnh nhân cực kì khó chịu.
  • Da bong tróc, nứt nẻ: Khi bị ngứa, bệnh nhân, theo phản xạ tự nhiên, thường dùng tay gãi liên tục. Mặc dù mụn nước khá chắc và khó vỡ, nhưng khi chịu những tác động mạnh liên tục, chúng hoàn toàn có thể vỡ và chảy dịch. Các vị trí này khi khô sẽ đóng vảy vàng đục, bong tróc. Trong một vài trường hợp, vùng tổn thương dần trở nên chai cứng, nứt nẻ khiến bệnh nhân không những ngứa rát mà còn rất đau. Thông thường các vết nứt sẽ khỏi sau vài tuần lễ.
  • Dấu hiệu viêm và tổn thương da: Khi mụn nước vỡ, vi khuẩn xâm nhập tại các vị trí tổn thương (vết thương hở) gây bội nhiễm. Da tấy đỏ, đau rát nhiều, bệnh nhân càng ngứa, gãi càng làm tăng nặng tình trạng này.
  • Sưng hạch bạch huyết ở nách: Là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, có thể lan tỏa ra toàn thân. Sờ thấy có hạch cứng, di động, to dần ở vị trí nách. Bệnh nhân thường thấy ngứa ran ở cẳng tay, nhiều người sốt cao, nóng trong người.
  • Biến dạng móng: Những tổn thương tái đi tái lại nhiều lần ở đầu ngón tay, chân có thể khiến móng tay, móng chân bị biến dạng.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện theo đợt, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiếp tục tái phát trong điều kiện thích hợp. Qua một đợt bệnh cấp, di chứng để lại của bệnh tổ đỉa ở chân thường là những vết thâm, sẹo, gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin cho người bệnh.

vicare.vn-cach-chua-benh-to-dia-o-chan-body-1

Xem xét nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa ở chân, các nhà khoa học cho rằng chúng khá phức tạp. Chưa có một nguyên nhân chính, chủ yếu nào được xác nhận, mà đa phần là sự kết hợp của nhiều yếu tố gây bệnh. Có thể kể đến như:

  • Do người bệnh tiếp xúc nhiều với hóa chất: Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như xăng, dầu, xi măng, vôi,...có nguy cơ cao gây nên bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó là những trường hợp hay sử dụng thuốc tẩy, xà phòng giặt đồ, nước rửa bát mà không đeo găng tay, đi ủng (thường ở các bà nội trợ) gây kích ứng da, dẫn đến bệnh tổ đỉa.
  • Do nhiễm khuẩn trong quá trình sinh hoạt: bệnh nhân tiếp xúc với nguồn nước không hợp vệ sinh, nước còn lẫn bùn đất... làm vi khuẩn tấn công vào da gây nên bệnh tổ đỉa.
  • Do nấm tại kẽ chân: Khi da bị nhiễm nấm, chúng tiết ra các loại độc tố gây kích ứng da, dẫn đến hiện tượng dị ứng và nổi mụn nước như ở bệnh tổ đỉa.
  • Tuyến mồ hôi ở tay, chân hoạt động mạnh do bẩm sinh hay một số rối loạn: Khi thời tiết nóng bức hoặc ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh giao cảm, mồ hôi ở các kẽ tay chân được tiết ra nhiều hơn bình thường, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.
  • Do dị ứng thức ăn: Một số trường hợp được ghi nhận cho thấy bệnh nhân mắc tổ đỉa ở chân sau khi ăn đồ ăn lạ hoặc hải sản, thịt bò, lạc, chất bảo quản có trong đồ hộp. Lúc này, histamin trong cơ thể được giải phóng, kích hoạt phản ứng viêm khiến da nổi mụn nước, ngứa ngáy nhiều.
  • Yếu tố cơ địa: Trên thực tế, những người có cơ địa hay tiền sử dị ứng rất dễ mắc bệnh tổ đỉa ở chân nói riêng và một số bệnh da liễu khác nói chung. Bệnh thường khởi phát ngay sau khi da tiếp xúc với các dị nguyên như mạt nhà, lông chó mèo, khói thuốc lá, phấn hoa...hay ở những bệnh nhân hen suyễn, viêm gan,... Nói chung những người có sức đề kháng yếu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp có nguy cơ bị bệnh tổ đỉa ở chân cao hơn.
  • Bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng: Với điều kiện và ý thức vệ sinh cá nhân không tốt, hay da bị tổn thương, trầy xước là những yếu tố thuận lợi để tụ cầu vàng xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Chúng không chỉ gây nên bệnh tổ đỉa ở chân, nổi nhiều mụn nước, ngứa ngáy mà còn tạo ra các ổ áp xe khiến bệnh nhân đau rất nhiều.
  • Do di truyền: Theo thống kê, 50% số trường hợp bị bệnh tổ đỉa ở chân có vai trò của yếu tố di truyền. Gia đình có bố mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc dùng thuốc không đúng chỉ định, lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc chữa bệnh tổ đỉa ở chân, không những gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh, mà còn ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập vào cơ thể.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, bệnh tổ đỉa ở chân còn được gọi là chứng thấp cước khí. Căn nguyên của bệnh chủ yếu là do độc tà, thấp tà, phong tà, nhiệt tà xâm nhập vào chủ thể, tích tụ dưới lớp biểu bì bàn chân. Bì (da) kém nuôi dưỡng, dần trở nên khô và bong tróc. Trong trường hợp các yếu tố phong - thấp - nhiệt kết tụ với nhau sẽ nảy sinh nhiều mụn nước, gây ngứa trên da. Cùng với đó, khi cơ thể bị trúng nhiệt tà quá nhiều sẽ hóa nùng, khiến da mưng mủ, sưng viêm, lở loét.

Hậu quả của bệnh tổ đỉa ở chân, không những là cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày, mà còn để lại những vết sẹo sâu, thâm, mất thẩm mỹ. Cùng với tâm lý kì thị, xa lánh, sợ lây của người xung quanh càng khiến cho người mắc bệnh trở nên tự ti, mặc cảm, stress kéo dài. Từ đó dẫn đến suy nghĩ nóng vội, tìm cách chữa trị nhanh chóng mà không kiểm tra kĩ thông tin, nguồn gốc các phương pháp sắp sử dụng. Kết quả là các vấn đề về quá mẫn, bội nhiễm gây viêm mô tế bào, kéo dài thời gian và công sức, tiền bạc để điều trị mà khả năng kiểm soát dứt điểm trở nên khó khăn hơn.

Một lần nữa, xin nhắc lại rằng bệnh tổ đỉa ở chân không lây trực tiếp từ người sang người. Đôi khi bạn nhận thấy bệnh xuất hiện ở một nhóm người cùng khu vực sinh sống, không phải vì bệnh truyền nhiễm, mà có thể do yếu tố di truyền, khi những người mắc cùng là thành viên của một gia đình, hay họ cùng sống trong một môi trường có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của bệnh.

vicare.vn-cach-chua-benh-to-dia-o-chan-body-2

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân

Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh tổ đỉa ở chân, bao gồm cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, đã được chứng minh bằng nghiên cứu hoặc bằng thực nghiệm. Tùy vào mức độ, nguyên nhân và sự đáp ứng của người bệnh mà bạn có thể áp dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn cần đi khám và tiếp nhận lời khuyên từ bác sĩ điều trị.

Các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân đó là:

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng thuốc Tây y

Với việc xác định rõ nguyên nhân, kết hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng, các loại thuốc Tây y luôn được bác sĩ và bệnh nhân ưu tiên sử dụng khi bị bệnh tổ đỉa ở chân. Loại thuốc, liều lượng phụ thuộc vào căn nguyên, mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Có loại thuốc dùng tại chỗ dạng kem bôi, mỡ, hoặc thuốc đường toàn thân dạng viên uống, thuốc tiêm. Cụ thể:

Các thuốc điều trị tại chỗ:

  • Thuốc tím 1/10.000: Được dùng trong ngâm rửa vùng da mang tổn thương, có tác dụng tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn tại chỗ. Cách dùng: pha loãng thuốc tím với nước ấm, ngâm khoảng 15 - 20 phút, sau đó dùng khăn mềm cho ngấm dung dịch thuốc rồi thấm khô lên da.
  • Cồn BSI (nồng độ 1 - 3%): Dung dịch này có tác dụng sát khuẩn nhẹ, đồng thời kích thích làm bong lớp vảy sừng khô cứng trên da. Cách dùng: Lấy bông thấm cồn BSI chấm trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa ở chân 1 - 3 lần mỗi ngày. Lưu ý hạn chế bôi BSI trên diện rộng hay dùng thuốc trong thời gian dài vì có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn như kích ứng, cảm giác châm chích ở da, mòn da, chóng mặt, đau đầu...
  • Thuốc kháng khuẩn tại chỗ: Gồm các thuốc như Milian, Eosine,... Các loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp tổ đỉa ở chân có bọng nước to, tạo mủ bên trong. Lúc này, cần dùng dụng cụ vô trùng (kim chích) để chọc vỡ bọng nước, sau đó dùng bông, gạc vô khuẩn thấm hết dịch rồi bôi thuốc vào vị trí tổn thương.
  • Nước muối sinh lý: Dùng để vệ sinh vùng tổn thương trước và sau khi trích mủ, hạn chế và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành thương trên da.

Thuốc điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng histamin: Thường được chỉ định cho bệnh nhân bị tổ đỉa có liên quan đến tiền sử dị ứng. Tác dụng của thuốc là ức chế giải phóng histamin dưới da, từ đó giảm cảm giác ngứa tại vị trí có mụn nước, ngăn sự phát triển tăng nặng của bệnh. Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định là Chlopheniramine, Loratadine, Cetirizine,...

Thuốc kháng histamin có nhiều chế phẩm, trong đó có thể dùng theo đường uống hoặc đường bôi. Bên cạnh tác dụng nhanh chóng, hiệu quả, thuốc kháng histamin cũng có một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, tiêu chảy, kích động, trầm cảm, ngủ gà...

  • Thuốc kháng sinh: Được dùng để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, viêm nhiễm nặng khi da có biểu hiện nhiễm khuẩn thứ phát hoặc có triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa ở chân đó là:

Dạng kem bôi: Fucidin, Neomycin, Mupirocin

Dạng viên uống: Oxacillin, Cephalexin, Cloxacillin

Đặc biệt lưu ý khi dùng kháng sinh, bệnh nhân cần dùng đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định. Không được tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột khi thấy triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm vì dẫn đến nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, rất nguy hiểm không chỉ cho cá nhân bệnh nhân mà cho cả cộng đồng.

  • Thuốc kháng nấm: Được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa ở chân do nhiễm nấm. Bao gồm: Mupirocin, Miconazole, Oxacillin, Ketoconazole,...
  • Thuốc ức chế miễn dịch dạng mỡ: Có tác dụng ngăn các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh. Một số loại thuốc dạng mỡ bôi như Tacrolimus, Pimecrolimus được chứng minh là có hiệu quả cao đối với bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa ở chân. Chỉ trong những trường hợp bệnh nặng, với triệu chứng rầm rộ, tổn thương lan tỏa mới được chỉ định dùng Corticosteroid (hay Corticoid) vì tác dụng phụ của nhóm thuốc này là gây teo da, mỏng da và một số tác dụng toàn thân khác nếu lạm dụng thuốc.
  • Thuốc tiêm:

Botulinum Toxin chữa bệnh tổ đỉa ở chân mức độ nặng: Một số bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm Botulinum Toxin để chống co cơ khi tình trạng bệnh tổ đỉa ở chân quá nghiêm trọng.

Triamcinolone: Được chỉ định tiêm trực tiếp đến vị trí tổn thương, có tác dụng phục hồi, tái tạo da từ bên trong.

vicare.vn-cach-chua-benh-to-dia-o-chan-body-3
Bệnh tổ đỉa có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng thuốc Đông y

Dựa trên quan điểm về căn nguyên của bệnh tổ đỉa ở chân, các bài thuốc Đông y được bào chế với tác dụng khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, điều hòa khí huyết. Thanh bì Dưỡng can thang là một bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh tổ đỉa ở chân. Bài thuốc bao gồm:

Thuốc ngâm rửa tay chân:

  • Thành phần: dược liệu mò trắng, chiết xuất dương xỉ, ô liên rô, lá trầu, vị thuốc ích nhĩ tử, dâu tằm.
  • Tác dụng: Chứa chất sát khuẩn tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc có khả năng thấm vào sâu trong lớp biểu bì da, giúp bổ sung tinh chất, dưỡng ẩm, chống khô da, đồng thời ngăn không cho tổn thương lây lan ra vùng da xung quanh.

Thuốc sắc uống:

  • Thành phần: ké đầu ngựa, bồ công anh, hồng hoa, lá đơn đỏ...Các loại thảo mộc này khá quen thuộc trong những bài thuốc dân gian trị bệnh tổ đỉa ở chân.
  • Tác dụng: chống viêm, trị nóng trong,mát gan, bổ thận, thải trừ độc tố. Nếu điều trị tích cực sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh tổ đỉa ở chân.

Thuốc bôi ngoài da dạng cao:

  • Thành phần: mật ong, thiên mã hồ, kinh giới, tang bạch bì, sinh địa
  • Tác dụng: làm mềm da, kích thích sinh tế bào da mới, giúp da có khả năng đàn hồi và khỏe mạnh hơn.

Ưu điểm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:

  • Tương đối an toàn, không gây tác dụng phụ.
  • Bệnh nhân có thể dùng thuốc trong thời gian dài để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, như một vị thuốc bổ cho da.
  • Bài thuốc có sự kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi ngoài da, đem lại hiệu quả điều trị toàn diện, tại chỗ và toàn thân, triệu chứng và nguyên nhân. Qua đó rút ngắn thời gian điều trị và giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh tổ đỉa ở chân.
  • Phù hợp với nhiều lứa tuổi: Từ trẻ em trên một tuổi đến người già đều có thể sử dụng bài thuốc này để chữa bệnh tổ đỉa ở chân.
  • Không ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi điều trị cho phụ nữ thời kì cho con bú.

Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các thầy thuốc y học cổ truyền gia giảm, cân chỉnh liều lượng của các vị thuốc sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng các bài thuốc dân gian

Thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, với triệu chứng sơ khởi, mới phát hiện, chưa có biến chứng hay bội nhiễm.

Sử dụng lá trầu không

vicare.vn-cach-chua-benh-to-dia-o-chan-body-4

Lá trầu không được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận về hiệu quả trong chữa bệnh tổ đỉa ở chân. Theo một số tài liệu đông y, lá trầu không có tính ấm, quy vào 2 kinh Tỳ -Vị, có tác dụng hạ khí, sát khuẩn, kháng viêm, trừ phong. Theo phân tích của khoa học hiện đại, trong thành phần tinh dầu của lá trầu không có chứa các hoạt chất quan trọng như alkaloid, carvacrol, eugenol, chavicol, và một số loại axit amin. Tác dụng của các chất này tương tự như kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại vị trí tổn thương.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị: 5 lá trầu không, 2 thìa phèn chua.
  • Tiến hành:

Lá trầu không đem rửa sạch, vò nát.

Cho lá trầu không đã vò vào nồi, đun sôi cùng với phèn chua và 0,5 lít nước. Để sôi khoảng 10 phút.

Gạn nước ra chậu sạch, chờ cho nguội bớt. Khi nước còn ấm, đem ngâm rửa tại vùng da tổn thương khoảng 15 phút.

Thực hiện liên tục 2 ngày/ lần cho đến khi mụn nước xẹp hẳn.

Ngoài cách trên, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng thử một số cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khác. Nếu thấy hợp với cách nào thì kiên trì áp dụng để nhanh chóng có kết quả.

Dùng muối biển

  • Nhờ đặc tính sát khuẩn mạnh, cùng với một số thành phần vi chất có lợi cho da như mangan, iode, kẽm, canxi,giúp nhanh lành tổn thương do bệnh tổ đỉa ở chân gây nên.
  • Chuẩn bị: 1/2 chén muối biển dạng hạt to
  • Thực hiện:

Cho muối vào lò vi sóng hoặc rang trên chảo lớn để làm nóng hạt muối.

Muối còn nóng bọc vào miếng vải mỏng, đem chườm lên vùng da tổn thương, đặc biệt các vị trí có mụn nước đến khi nguội hẳn. Hơi nóng cùng với thành phần sát khuẩn của muối giúp giảm ngứa rất nhanh, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng vùng da tổn thương.

Dùng lá đào

  • Theo y học cổ truyền, lá đào có vị ngọt, tính bình, giúp giải độc, có tác dụng kháng khuẩn khá tốt. Thực tế cho thấy, lá đào chữa bệnh tổ đỉa ở chân là một trong những phương pháp tồn tại từ lâu đời nhất trong dân gian.
  • Chuẩn bị: 100g lá đào tươi, 1/3 thìa cà phê muối ăn
  • Thực hiện:

Rửa sạch, giã nát lá đào cùng với muối. Lá đào bạn nên dùng ngay khi vừa hái - khi thành phần dược chất có lợi còn giữ nguyên vẹn.

Vệ sinh vùng da tổn thương. Sau đó đắp hỗn hợp vừa giã lên.

Dùng gạc sạch giữ thuốc trên da khoảng 30 phút, sau rửa lại bằng nước sạch.

Thực hiện 1 lần/ngày.

Dùng lá lốt

  • Là vị thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh lý da liễu nói chung, bệnh tổ đỉa ở chân nói riêng. Nhờ đặc tính chống viêm, giảm đau tự nhiên, lá lốt có tác dụng điều trị triệu chứng cũng như ngăn ngừa tiến triển biến chứng của bệnh.
  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, lưu ý nên chọn những lá già, màu xanh đậm
  • Thực hiện:

Lá lốt đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng. Để ráo, giã nát.

Chắt lấy khoảng 1 chén nhỏ nước cốt để uống.

Phần lá đã giã nát đem cho vào nồi, nấu sôi với một lượng nước vừa đủ.

Sau khi nước sôi, vớt bã. Phần nước để nguội, dùng để bôi - đắp, sát trùng vết thương ngoài da 2 - 3 lần/ngày.

Lưu ý sau khi rửa bằng nước lá lốt xong, lau nhẹ bằng khăn mềm sạch cho khô.

Phần bã đem đắp lên vùng da tổn thương, băng lại bằng gạc sạch. Gỡ gạc, rửa lại bằng nước ấm sau khoảng 1 giờ.

Thực hiện 2 lần/ngày, liên tiếp trong 1 tuần. Nếu không thấy tiến triển thì ngừng sử dụng.

Tỏi

  • Chứa hoạt chất kháng sinh allicin, rất hiệu quả trong chữa bệnh tổ đỉa ở chân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng để tận dụng tối đa tác dụng này. Để chữa bệnh tổ đỉa ở chân, nên dùng tỏi ngâm rượu:
  • Chuẩn bị: 2 củ tỏi to, 200ml rượu trắng. Có thể tăng lượng tỏi và rượu theo tỉ lệ này.
  • Tiến hành:

Tỏi bóc vỏ, đập dập, sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu. Lưu ý rằng allicin trong tỏi chỉ được giải phóng tối đa khi đập dập hay giã nát tỏi. Vì vậy không nên để tỏi còn nguyên tép ngâm rượu.

Để bình rượu nơi thoáng mát, ngâm ít nhất 7 ngày.

Dùng bông sạch thấm một chút rượu, thoa lên vùng da nổi mụn nước 2 lần/ ngày.

Rau răm

  • Cũng có tác dụng sát khuẩn mạnh và không gây tác dụng phụ cho da.
  • Chuẩn bị: 50g rau răm tươi (lấy cả lá và thân), 1/2 thìa muối ăn.
  • Tiến hành:

Rửa sạch vùng da mang tổn thương bằng nước muối sinh lý, lau khô bằng khăn mềm sạch.

Rau răm giã nát với muối rồi đem đắp lên da

Đắp trong khoảng 15 - 20 phút, sau đem rửa lại. Thực hiện 2 lần/ngày.

vicare.vn-cach-chua-benh-to-dia-o-chan-body-5

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin:

Việc bổ sung một số dưỡng chất giúp làm giảm triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở chân. Theo một số chuyên gia, triệu chứng bệnh tổ đỉa ở chân sẽ được cải thiện đáng kể khi bệnh nhân được bổ sung đầy đủ một số loại vitamin:

  • Vitamin C: Được biết đến nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C có vai trò bảo vệ các tế bào da, ngăn viêm nhiễm, giúp nhanh liền sẹo các tổn thương trên da.
  • Cách bổ sung vitamin C tốt nhất là từ thức ăn hàng ngày: Bằng một số loại trái cây họ cam, quýt, bưởi, dâu tây, dứa, củ cải, rau cải xoăn. Nếu chế độ ăn vẫn không cung cấp đủ vitamin C, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để uống bổ sung vitamin C với liều phù hợp.
  • Vitamin D: Không chỉ tham gia vào quy trình tổng hợp canxi trong cơ thể mà còn thúc đẩy sự bình phục của các tế bào tổn thương do bệnh lý tại da. Vitamin D được cơ thể tổng hợp nhiều nhất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy lời khuyên dành cho bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa ở chân là nên tắm nắng thường xuyên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ nên tắm nắng trong các khung giờ từ 6 đến 8 giờ sáng và sau 14 giờ chiều. Tùy cường độ của ánh nắng mà thời gian để da có thể phơi nắng khoảng 10 - 30 phút. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm vitamin D từ một số loại thực phẩm như: trứng, sữa, cá, nước cam, sò, dầu gan cá, ngũ cốc các loại....
  • Vitamin B (vitamin PP): Vitamin B có tác dụng cải thiện và tăng cường sức sống của tế bào da, đồng thời tham gia vào chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin B được khuyến cáo sử dụng đó là: súp lơ, thịt, cá, dâu, ngô, các loại hạt...
  • Vitamin E: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, chống sừng hóa, đặc biệt tại vùng da bị tổn thương. Da được cung cấp đầy đủ vitamin E sẽ bớt khô ráp, sần sùi, giảm kích ứng, ngứa rát khó chịu khi bị bệnh tổ đỉa ở chân. Bên cạnh dùng các sản phẩm dưỡng ẩm chứa vitamin E thoa lên vùng da bệnh, bạn cũng nên bổ sung vitamin E bằng cách ăn các thực phẩm như quả bơ, bông cải xanh, dầu thực vật, rau bina, đu đủ...
 />
            

            
        </figure>
    

    
        <h2>Phòng ngừa bệnh tổ đỉa ở chân</h2>
    

    
        <div class=

Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở chân, các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để khuyến cáo cho người bệnh cũng như người có nguy cơ mắc bệnh. Đó là:

  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Nếu không tránh khỏi, cần có các phương tiện bảo hộ như găng tay, ủng,...
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên nếu có tiền sử dị ứng, viêm da cơ địa.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, đặc biệt cung cấp đủ các loại vitamin.
  • Khi phát hiện mụn nước, không gãi vỡ, tránh bội nhiễm và lan rộng tổn thương.
  • Đi khám để được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.
  • Không tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc, có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào, hoặc dùng lâu mà bệnh không có tiến triển tích cực, cần dừng thuốc và đi khám lại.

Xem thêm:

  • Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết
  • Trị hắc lào, nấm, tổ đỉa với 2 loại cây dại ven đường
  • Những lưu ý dành cho người mắc bệnh chàm tổ đỉa