Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới gây khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có các biến chứng như: viêm tắc tĩnh mạch nông, cục máu đông có thể di chuyển gây tắc mạch phổi có thể dẫn đến tử vong. Vậy cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ở bài viết dưới đây
Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới gây khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có các biến chứng như: viêm tắc tĩnh mạch nông, cục máu đông có thể di chuyển gây tắc mạch phổi có thể dẫn đến tử vong. Vậy cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới là gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới là gì
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch nông 2 chi dưới mạn tính là tình trạng tĩnh mạch nông dãn, chạy quanh co, thấy rõ dưới da và có dòng chảy trào ngược.
Bệnh thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, số lượng phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Tuy nhiên đa số bệnh nhân đều không biết mình có bệnh nên không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nguyên do là những biểu hiện ban đầu rất sớm và không được quan tâm đúng mức.
Những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
- Đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều.
- Chuột rút vào buổi tối.
- Châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới không hẳn chỉ mắc ở người già. Bệnh thường gặp ở những trường hợp sau đây:
Phụ nữ có thai, sau sanh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.
- Người làm nghề đứng nhiều hay ngồi nhiều 1 chỗ ít đi lại như: nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, tài xế...
- Người béo phì, người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón.
- Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn, kéo dài như mổ đẻ, mổ xương chấn thương, mổ niệu...
Vậy nếu mắc bệnh này thì cách chữa thế nào?
Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới
1. Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới không dùng thuốc
Thay đổi nếp sinh hoạt :Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu, đó là thay đổi nếp sinh hoạt, như:
- Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu, nằm nghĩ kê cao chân.
- Giảm cân, tránh béo phì.
- Ăn nhiều chất xơ, rau quả, uống nhiều nước
- Tránh táo bón
- Mang vớ y khoa hoặc băng thun.
- Đối với những bệnh nhân phải nằm bất động tại chỗ lâu dài nên tập vật lý trị liệu và xem xét sử dụng thuốc kháng đông để phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.
2. Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới bằng thuốc
Ngoài việc thay đổi lối sống, thì cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới bằng thuốc cũng là điều cần thiết, nếu bệnh tình đã ở giai đoạn nặngSử dụng thuốc làm bền thành mạch : Daflon, Rutin, Ginkgo biloba, Venosan... Chích xơ: chích thuốc làm xơ hoá tĩnh mạch. Tĩnh mạch bao gồm ba hệ thống nông, sâu và xuyên. Phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp tổn thương hệ thống tĩnh mạch xuyên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.
3. Điều trị phẫu thuật
Laser liệu pháp
Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Theo sau sự định vị của kim, ống thông được đưa vào bên trong tĩnh mạch. Sau khi đưa sợi laser vào, sự điều trị có thể được bắt đầu. Với việc sợi laser được đặt vào vị trí chính xác của chức năng tĩnh mạch đùi (xác định bằng sóng siêu âm), năng lượng laser sẽ mang lại dòng nhiệt phá hủy liên tục lên thành tĩnh mạch. Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới bằng liệu pháp laser được thực hiện suốt toàn bộ chiều dài tĩnh mạch giãn và sẽ giải quyết được kết quả tắc nghẽn hoàn toàn và vĩnh viễn của các tĩnh mạch. Sau thời gian điều trị từ 30 - 40 phút, bệnh nhân có thể trở lại với trạng thái hoạt động bình thường
Phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch dãn, sửa van
Phẫu thuật kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Bác sĩ tiến hành rạch ở mắt cá trong và nếp bẹn rồi luồn một dụng cụ có tên Stripper từ dưới mắt cá trong đi lên trên nếp bẹn để lôi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn ra... Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng ép toàn bộ chi và nằm bất động trên giường ba ngày.
Có nhiều cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới, và nhiều phương pháp phẫu thuật đã và đang được áp dụng:
- Sửa van, lấy máu đông.
- Cột quai tĩnh mạch hiển.
- Rút bỏ Tĩnh mạch hiển ( phẫu thuật Stripping)
- Lấy bỏ các tĩnh mạch dãn lớn tại chỗ (phương pháp Muller)
- Liệu pháp can thiệp nội mạch.
Xem thêm:
- 6 biện pháp tuyệt vời giúp chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch
- Giãn tĩnh mạch chân - căn bệnh phổ biến của dân văn phòng
- Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?