Cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển sau này. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu suy dinh dưỡng và tìm hiểu cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em Cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển sau này. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu suy dinh dưỡng và tìm hiểu cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Triệu chứng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ thể hiện rõ nhất ở tốc độ phát triển của trẻ. Ở trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy cân nặng và chiều cao của trẻ chậm phát triển. Đặc biệt, nếu trẻ được đi khám sức khỏe thường xuyên, bác sĩ sẽ nhận thấy đường phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ kém hơn so với bình thường. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng sau:

  • Trẻ thường ốm vặt, hoặc thường xuyên mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Trẻ chậm ngồi, chậm bò, chậm đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống thường xuyên và kéo dài.
  • Da trẻ không hồng hào, xanh xao.
vicare.vn-cach-chua-benh-suy-dinh-duong-o-tre-em-body-1

Nguyên nhân trẻ em bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Trẻ sinh non: trẻ sinh non chưa phát triển hoàn toàn, hệ tiêu hóa kém, dẫn đến khó hấp thụ chất dinh dưỡng và dễ bị suy dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng. Việc cai sữa sớm, cho bé ăn không đủ chất sau khi cai sữa sẽ khiến cho trẻ không đủ dinh dưỡng để hoạt động.
  • Trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng: trẻ bị yếu hoặc thường xuyên dùng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến suy yếu hệ tiêu hóa, bé không hấp thụ được dưỡng chất.

Cách chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

  • Chế độ ăn:

Với trẻ còn nhỏ, cần đảm bảo trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi, và chỉ bắt đầu cai sữa từ 18-24 tháng tuổi. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn dặm từ từ, chọn thực đơn đầy đủ dưỡng chất. Chọn thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc. Cần nêm nếm vừa miệng, và quan sát phản ứng của trẻ khi ăn. Thường xuyên đổi món để trẻ không chán ăn và làm quen với các thực phẩm khác nhau, không bị kén ăn sau này. Không nên ép trẻ ăn quá mức, khiến cho trẻ ghét giờ ăn và càng chán ăn. Nếu trẻ biếng ăn, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, và tạo không khí vui vẻ khi cho trẻ ăn.

  • Phòng ngừa bệnh:

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để trẻ khỏe mạnh và tránh mắc bệnh.

Tẩy giun cho trẻ định kỳ bởi trẻ nhỏ thường nghịch ngợm, hay cho đồ vật vào miệng và dễ nhiễm giun hơn. Lưu ý, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc tẩy giun an toàn và hợp độ tuổi của trẻ.

  • Hoạt động thể chất:

Tạo cho trẻ một môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, rộng rãi. Thúc đẩy trẻ vận động thường xuyên bởi vận động làm tiêu hao năng lượng, khiến cho trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn.

Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ em

vicare.vn-cach-chua-benh-suy-dinh-duong-o-tre-em-body-2

Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Vì thế, suy dinh dưỡng sẽ có thể dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại:

  • Làm chậm quá trình phát triển trí não, dẫn đến phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,... làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: chiều cao và cân nặng của bé sẽ kém hơn so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.

Xem thêm:

  • Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng
  • Bí quyết để bé "thoát" suy dinh dưỡng
  • Nhận biết dấu hiệu con bị suy dinh dưỡng